Mỗi chúng ta, thực sự nên biết giữ mồm giữ miệng, giữ chừng mực. Những lời không nên nói, hãy hạn chế hoặc tốt nhất là không nói ra.
Con người chẳng ai hoàn hảo cả, nhân vô thập toàn mà. Không ai
có thể mãi mãi thuận buồm xuôi gió, không đắc tội với người khác. Không ai dám
bảo đảm rằng cuộc đời của mình không có những đồn thổn, lời ra tiếng vào.
Miệng của người ta đương nhiên
mình không thể quản nổi, nhưng của mình thì hãy cố gắng giữ gìn. Hãy làm tốt
công việc của mình, đừng buôn chuyện hay đánh giá người khác tốt hay xấu. Bởi
vì cái tốt cái xấu của người khác thực sự không ảnh hưởng đến bữa ăn giấc ngủ
của mình.
Không nên ghen ghét đố kị với
ưu điểm của người khác. Bởi vì, không phải tự nhiên mà người ta trở nên ưu tú
như vậy, đấy đều là nhờ sự nỗ lực học hỏi không ngừng nghỉ mà có. Nếu bạn muốn,
chỉ cần bạn cố gắng học tập, đương nhiên bạn sẽ có được cái ưu điểm nào đó mà
nó khiến người khác phải hâm mộ, thán phục.
Không
nên đề cao bản thân quá, đề cao bản thân quá thì sẽ không thể nhận ra khuyết
điểm của mình; cũng không nên xem thường bản thân, nếu xem thường bản thân bạn
sẽ không thể nhận ra sở trường của mình..
Không nên tùy tiện nói này nói
nọ, đánh giá đạo đức người khác, chỉ có những người tự cho mình là hay, tự cho
rằng mình là cao thượng mới bình luận vô căn cứ và xem thường người khác như
vậy. Bạn không phải là người ta thì làm sao bạn biết người ta nghĩ gì, làm gì,
đã xảy ra chuyện gì? Có câu nói rằng: khuyết điểm của người khác là cái gai
trong mắt mình, khuyết điểm của mình thì giả vờ như không thấy...
Không nên tùy tiện suy đoán về
gia đình nhà người ta. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, người ta còn không
thể quán xuyến được hết thảy việc trong nhà, càng huống chi là người ngoài
cuộc. Gia đình của người ta như thế nào chẳng liên quan gì đến bạn hết, bạn
quan tâm chăm sóc tốt gia đình của mình mới là bản lĩnh.
Cố gắng tu dưỡng trở thành
người hiền lành, trung thực, biết giữ chữ tín, không ghen ghét đố kị, không làm
tổn thương đến người khác. Phàm là những người đạt được vui vẻ hạnh phúc trên
sự đau khổ, bất hạnh của người khác thì sớm muộn gì cũng găp quả báo. Đừng nói
rằng thiện ác không có báo ứng, chỉ là chưa đến lúc mà thôi, ở hiền gặp lành, ở
ác gặp ác.
Phải kiềm chế tốt cảm xúc của chính mình, không nên giận cá chém thớt. Nếu
có khó chịu thì cần phải kiềm chế lại, ấy là bản lĩnh. Bởi vì, không ai nợ ai
cái gì, không có ai là thùng rác để bạn xả bực tức cả.
Tuy
nhiên kiềm chế được cảm xúc của mình là một việc không hề đơn giản. Nhưng sau
khi bạn đã bình tĩnh thì sẽ phát hiện ra rằng cuộc đời con người ngoài sống
chết ra thì những việc khác đều không quan trọng. Bạn không phải tính toán chi
li với người khác làm gì, cũng không nên than cuộc đời bất công. Cuộc sống mà,
nó căn bản không biết ai với ai. Ai cho đi, ai nhận lại, cho đi bao nhiêu, nhận
lại bao nhiêu, đổ mồ hôi công sức thì có thu hoạch, cày cấy xong thì có gặt
hái. Ấy là cuộc sống.
Chúng ta chỉ cần làm tốt công
việc của mình, biết cẩn trọng lời nói của chính mình, cho dù cuộc sống có được
như ý hay không, chỉ cần bình an là tốt rồi! Hãy tu dưỡng bản thân, mỗi bước đi
của chúng ta sẽ phụ thuộc vào cảm xúc của chính mình, chỉ cần tâm trạng tốt thì
nhìn cái gì cũng thấy đẹp, cơm canh rau muống cũng ngon, quần áo giản dị cũng
ấm, không bệnh không tật, cơ thể khỏe mạnh, trong lòng cũng thấy ngọt ngào. Đó
chính là hạnh phúc.
Làm người, hãy coi cuộc sống
như một tấm gương, nó chiếu sáng được cho người khác, cũng phản chiếu hình ảnh
của chính mình. Từ đó bản thân mới có thể thấy được chỗ khuyết thiếu mà thay
đổi. Đó chính là cách sống, cách tu dưỡng tốt nhất của chúng ta.
Nguồn Cafebiz.vn