Kỹ thuật chăm sóc đào, quất cảnh sau Tết đang được rất nhiều người quan tâm, vừa tiết kiệm được tiền mua cây lại vừa giữ cây ưng ý.
Để có đào, quất cảnh
chơi Tết năm sau đòi hỏi bạn phải có một quá trình trồng và chăm sóc hết sức tỉ
mỉ. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp chăm sóc đào, quất cảnh
sau Tết để người trồng đào,
quất cùng tham khảo nhé.
1.
Trồng và chăm sóc đào sau Tết
Chọn loại đất thịt pha
sét có độ pH 7-8. Khu vực trồng là khu đất cao ráo, thoát nước hoặc chậu to đã
xử lý thoát nước ở đáy chậu. Trước khi trồng đào phải bón lót bằng phân hữu cơ
hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh. Khi trồng lấp đất vừa ngang cổ rễ, lèn nhẹ
đất từ xung quanh dồn vào bầu cho chặt, tưới nước đẫm. Sau đó luôn tưới đủ độ
ẩm cho đến khi cây ra lá non.
Thời gian thích hợp để
trồng lại đào là ngay sau Tết, đem trồng càng sớm càng tốt, chậm nhất là khoảng
15 tháng giêng. Sau khi trồng bạn cần cắt tỉa đau cành lần thứ nhất ngay theo
hình dáng phù hợp, để cành mới phát sinh nhiều. Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ
một vài lần cho đến tháng 7 âm lịch, mỗi lần cắt để lại đoạn phân cành dài 15 –
20 cm.
Sau mỗi lần cắt, cần bón
phân hữu cơ cho cây. Các tháng tiếp theo cũng làm tương tự, tuy nhiên, tháng 8,
9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nảy nhiều hoa và to hơn. Đào ưa phân bắc
đã ủ kỹ hoặc ngâm ngấu, nước tiểu, đạm urê nhưng không bón nhiều đạm để cây quá
xanh tốt.
Thiến
đào: Theo kinh nghiệm dân
gian thì thường "thiến" đào vào trung tuần tháng 8 âm lịch, bằng cách
dùng dao sắc cắt sâu 1 đường tròn khép kín xung quanh thân ở các gốc cành chính
dưới chỗ phân cành hoặc thân chính; sau đó một tuần, lá đào sẽ chuyển từ màu xanh
đậm sang vàng nhạt và hơi rủ xuống. Nếu lá vẫn xanh tươi, thì tiếp tục khoanh
thêm một đường khác nữa ở bên cạnh nhưng làm đau hơn đường cũ. Nếu thấy lá đào
chuyển vàng và hơi rủ là đạt yêu cầu.
Từ tháng 10 âm lịch,
bà con cần hạn chế bón các loại phân bón có hàm lượng đạm cao. Từ giữa đến cuối
tháng 11 âm lịch, bà con nên dừng bón phân vào gốc đào và hạn chế tưới nước để
chuẩn bị tuốt lá.
Tiếp đó là đến giai
đoạn tuốt lá. Thời gian tuốt lá tùy theo thời tiết lạnh hay ấm từng năm và thế
cây xanh tốt hay trung bình, thường từ mùng 5 đến 10/11 âm lịch đối với đào
bích và từ mùng 10 đến 15/10 âm lịch đối với đào phai. Nếu thời tiết lạnh, cây
xanh tốt thì tuốt sớm hơn; ngược lại thời tiết ấm, cây trung bình thì tuốt muộn
hơn. Khi tuốt cần phải bảo vệ mắt hoa ở cuối nách lá. Nên bứt từng lá, không
được tuốt lá thẳng từ đọt xuống, làm như vậy tổn thương đến mầm hoa.
Ngoài ra nếu gặp rét, hoa sẽ ra chậm và ngược lại gặp thời tiết
ấm hoa sẽ ra sớm hơn. Do đó, vào khoảng đầu tháng 12 âm lịch, nếu thấy các nụ
hoa chưa nhú một cách rõ ràng, báo hiệu hoa sẽ nở chậm, cần phải thúc bằng
cách: Tưới nước ấm 35 - 40oC thường xuyên kết hợp với tưới phân đạm
loãng. Nếu trời giá rét có thể dùng nilon chùm kín toàn cây và thắp bóng điện
75 – 100W bên trong để sưởi ấm cho cây.
Vào hạ tuần tháng 11 âm lịch nếu thấy nụ hoa nhú to, có thể hoa
nở sớm, cần áp dụng các biện pháp hãm là che ánh nắng, tạo bóng tối cho cây cả
ngày trong thời gian 10 - 15 ngày. Vừa che vừa theo dõi thời tiết và tiếp tục
nghiên cứu cây, bởi thúc hãm chỉ làm trong trường hợp thật cần thiết, vì cả hai
trường hợp đều ảnh hưởng đến phẩm chất của hoa.
2. Chăm sóc quất sau Tết
Đối với quất, trong thời gian chơi tết bạn cần dùng bình xịt để
xịt lên tán lá 1-2 lần/ngày, thường xuyên tưới đủ ẩm cho gốc quất, đảm bảo lá
vẫn tươi và rụng ít sau đợt chơi tết.
Khoảng mồng 3-5 Tết, (trước khi trồng lại 10 ngày), bạn cần dùng
sản phẩm siêu ra rễ NUTRILUX SUPER ROOTS pha với nước
sạch, nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, phun ướt đẫm tán lá, tưới
ướt đẫm gốc cây.
Sau 10 ngày xử lý, bộ rễ cây quất đã được phục hồi, các rễ mới
được hình thành, dùng tay vặt 1/2 đến 2/3 số lá trên cây, tiến hành trồng, tưới
ẩm như những cây quất bình thường.
Khoảng 5 - 7 ngày tiếp đó, bạn cần xới xáo quanh gốc (cách gốc
30 cm) cho đất tơi xốp và tưới hoặc bón phân khoáng (mỗi gốc bón 0,5 kg NPK),
bón đều xung quanh cách gốc 30 cm cho quất nhanh phát triển cành lá. Có thể
tưới, bón thêm nước hoặc phân chuồng hoai mục cho quất tốt bền và giảm sâu,
bệnh hại. Sau đó, dùng phân hữu cơ, phân vi lượng bón thay phân chuồng kết hợp
với phân bón lá để phun (nồng độ 5ml/15 lít nước khi lá non nhiều và 5ml/10 lít
nước khi lá già, lá bánh tẻ) khoảng 15-20 ngày/lần. Tiếp đó, khi cắt tỉa tạo
thế chú ý phải dùng kéo sắc chuyên dùng, tiến hành công việc vào những ngày
nắng ráo. Việc tỉa cành tạo thế cần làm định kỳ 7-10 ngày/lần.
Vào trung tuần tới hạ tuần tháng 5 dương lịch, bạn cần phải đảo
quất. Trước khi đảo phải tưới đủ ẩm, dùng đầm để đầm nhẹ xung quanh gốc (cách
gốc 20-30cm) cho phần đất đó liên kết với nhau, hạn chế nứt, vỡ bầu khi đào,
đánh.
Khi đảo quất nên dùng xẻng, thuổng cắt đứt xung quanh gốc với
đường kính 40 – 50 cm tùy theo cây to hay nhỏ. Đào đất xung quanh thành rãnh
sâu 40 cm, rộng 20 cm theo đường kính bầu đã định. Cắt đứt rễ cái ăn sâu bằng
xẻng xắn ngang hoặc chuyển bầu cây rang bênh cạnh. Muốn có tán vừa có quả chín,
quả xanh, vừa có lộc hoa, sau khi đánh bầu đảo quất cần che bóng mát 7-10 ngày
sao cho tán cây héo rụng bớt 1/2 lá rồi lấp đất trồng lại. Khi trồng lại, tiếp
tục bón thêm mỗi gốc 0,5 kg NPK đều xung quanh gốc.
Khi cây kết quả ở lứa hoa đầu và lứa hoa thứ hai (tháng 6 - 8),
bạn nên vặt bớt 1/2 lượng quả, cắt ngọn non, vặt 1/2 số lá bánh tẻ, bón thúc
phân đạm + kali hoặc phân bón lá để cây lại tiếp tục ra hoa, kết quả, phát lộc
những lứa sau.
Như vậy, cuối năm bạn sẽ được tán cây vừa có quả chín, quả xanh,
vừa có hoa và lộc non như ý muốn để chơi Tết.
Nguồn: Nhà Nông