Cây mai khác với nhiều cây khác như sanh, si,... vì sức sống nó yếu hơn và nó tuân thủ tuyệt đối quy luật cây thì "quang hướng động thuận" tức là cây bao giờ cũng phải hướng lên thì nó mới phát triển tốt được.

Mai vàng dáng thác đỗ

Chính vì thế, nếu ban đầu (sau tết) bạn đem một cây mai và tạo dáng thác đổ như tôi đã từng trình bày trước đây về kỹ thuật tạo cây thác đổ thì cây mai của bạn cuối năm gần như là hư phần ngọn. Chính vì thế mà rất nhiều người đã và từng thất bại với dáng thác đổ, vì vậy họ tìm cách để có một cây thác đổ đúng nghĩa bằng một biện pháp trung gian, tức là sau tết, họ không tạo một cây thác đổ mà chỉ tạo dáng cây xiên( hay còn gọi là bay) sau đó, đến tháng 11 hoặc 12 họ đem cây đó vào một cái chậu và trút ngược phần đọt xuống và nhổng gốc lên trời, để làm động tác này đa phần họ phải loại bỏ rất nhiều rễ nổi lên trên và cạy bỏ rất nhiều đất.
Nhưng như thế thì bạn biết đó, cây sẽ không phát triển nữa kể từ khi bạn làm động tác nhổ gốc, bỏ bớt rễ và vào chậu mới giai đoạn này và hậu quả tiếp theo là đa phần bông sẽ rất rất nhỏ, nó sẽ không bằng cây bình thường, ngoài ra, do chủ ban đầu họ tạo dáng cây xiên nên khi lật thàn cây thác đổ bắt buộc họ phải chỉnh lại phần lớn dàn sương, chi và đôi khi còn để thẹo do quấn kẽm vào giai đoạn tạo nụ và một việc nữa là sau khi chơi tết xong, nếu tay nghề của người chơi thấp đa phần cây sẽ suy và chết phần ngọn bị trút xuống. Đó là một trong những vấn đề gặp phải khi tạo cây thác đổ.
Tuy nhiên, nếu chúng ta biết kết hợp sinh lý của cây mai kèm với quy trình chăm sóc đặc biệt thì bạn vẫn có thể trồng một cây hoàn toàn bằng kỷ thuật tạo dáng thác đổ ngay từ đầu .

Hoa Mai Bình Định
Trang thông tin số 1 về Hoa Mai
#Trang web được nhà vườn yêu thích và truy cập nhiều nhất trong năm 2019