Sự suy yếu của 1 cây mai trong chậu. Nó rắc
rối vì có rất nhiều nguyên nhân từ nhiều phía: Nước, phân bón, chất trồng, bênh
tật trên lá cành và trong rễ…chỉ cần 1 nguyên nhân là cây mai đó suy…và dễ làm
cho cây mai vàng chết đột tử. Nhiều bạn tìm cách
cứu cây mai sắp chết bằng việc cho cây mai ăn thêm phân nhưng điều đó không
đúng trong giai đoạn này.
Cây suy không hẳn do bộ rễ đã hư
Có
những cây suy mà bộ rễ vẫn còn nguyên..đó là trường hợp cây suy do kiệt
carbuahydrat. Bởi sự chăm sóc không đúng, cây không hấp thụ đủ phân bón Nhưng vẫn
phải nở hoa…trường hợp này cây “ngủ”….rất lâu, sau đó sống lại từ từ…nhưng sẽ
có 1 số cành bị chết khô.
Vì vậy
nếu bạn tìm cách cứu cây mai bị héo, bạn nên hiểu rằng cây mai bị héo lá không
phải là nguyên nhân không chỉ do bộ rễ gây ra mà do việc bón phân quá liều.
1
chủ vườn mai trứ danh Bến tre nhận định : “mai đã suy chỉ có trời cứu”
Các
bạn cứ lầm rằng bón nhiều phân là cây hấp thụ được nhiều phân, Không đúng với
cây trong chậu đâu..bón nhiều phân quá sức chịu đựng của nó.
Rễ sẽ
co lại và mao rễ sẽ chết..mao rễ chính là chỗ hấp thụ phân...mất mao rễ cây sẽ
ngừng sinh trưởng..lúc này cây sống bằng cách tự đốt năng lượng dự trữ của mình
để sống thoi thóp.
Phải
1 thời gian lâu…do nước tưới…do thời gian phân trong chậu giảm dần đi đất bớt độc
mao rễ lại mọc ra..cây bắt đầu ra mầm ra lá trở lại…nhưng ít. Vì vậy việc cứu
mai vàng sắp chết phải rửa trôi nguồn phân bạn đã bón cho cây mai trong thời
gian sớm nhất.
Cây
chậm ra lá non và bỏ chết khô cành sau tết là…kiệt năng lượng dự trữ đó, Không
kích rễ được đâu…chỉ có cách…chờ đợi… và xem lại tất cả cách chăm sóc của mình
sai chỗ nào.. để điều chỉnh lại. Để có cách cứu mai vàng sắp chết trước tiên bạn
phải nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe cho cây mai và tìm cách dưỡng cây mai bị
suy.
Rễ bị tuyến trùng…cây cũng suy kiệt…rất
ít ra lá
Nhớ
hồi mới trồng mai trong chậu…tôi bị nhiều cây như trường hợp các bạn đang bị lắm
(suy sau tết )…nó vẫn sống thoi thóp mà chỉ có vài lá yếu vàng ..cành chết dần..
Rồi
mưa đầu mùa đến…những mầm đang ngủ ửng lên màu xanh nhưng không ra nổi tược…rồi
sau đó ngủ ….1 cơn mưa khác đổ xuống…nó lại ửng lên màu xanh,sau đó lại ngủ…cuối
cùng nó…chết thật sự trong giấc ngủ.
Chuyện
qua lâu lắm rồi,mà cảm xúc khi nhìn nó hấp hối...buồn buồn giống như mới hôm
qua.
Muốn
thay đất cho chậu mai thì nên chờ cho bộ lá trưởng thành hay lúc này cây đang
đâm tược có làm ảnh hưởng của cây hay không.
Cây
đang yếu, vì bịnh tật thay đất cây có thể chết luôn..do đó người ta thay đất
trước khi cây suy yếu (vì đất bạc màu hóa độc,,). đó là thay đất định kì hằng
năm, hoặc 3 năm 1 lần. Nhưng nếu cây yếu vì đất hóa độc…thì thay đất cây sẽ khỏe
lại.
Đầu
năm cây đang ra ít lộc…thay đất không sao…nhưng chỉ được thay các đất lờm xờm ở
đầu rễ thôi…ngĩa là lấy cây ra khỏi chậu…phủi bớt đất bám ở đầu rễ (gần vành chậu)
và phủi bớt đất ở rễ đáy chậu
Người
thiện ngệ cặp mắt họ “nhìn” khác…do đó có khi tới 8 hoặc 10 năm mới thay…và
thay 90%.
Thay
đất khi lá đã già là thay đất giữa tháng 4 ( ngay khi cơn mưa đầu mùa sắp đổ xuống
) nếu bạn trong miền Nam.
Trường
hợp này người ta tỉa bỏ tất cả lá đầu cành (tức là cắt bỏ lá non )chỉ để lại lá
bên trong đã già.
Mưa
xuống cây ra mầm bốc mạnh lên ngay khi gặp nước mưa và…đất mới
Vàng
lá ngọn, bịnh phổ biến nhất, vì dễ mắc phải nhất do tưới khi đất còn ẩm ướt,
cây tiêu thụ nước không kịp, chậu luôn ẩm ướt lâu ngày làm nấm độc phát sinh
làm hại đầu rễ và hệ quả là lá ngọn vàng đi.
Câu
tục ngữ “cây đau nơi đầu cành cuối rễ” đã nhắc nhở người trông cây : khi đầu
cành có dấu hiệu tức là tức là cuối rễ có vấn đề. Vì vậy cách phục hồi cây mai
bị suy bạn phải áp dụng là phòng trừ - diệt nấm bệnh cho cây mai.
Cây
mai bị suy, không phải tất cả các đầu rễ đều hư, do đó đến ngày tưới phân loãng
thì cứ tưới. Nhưng bạn nhớ trộn thêm antracol , hoặc appencarb vào phân loãng,
để nó diệt nấm độc và cắt bỏ lá đang bị vàng ở đầu cành
đi.
Đồng
thời chỉ tưới vào buổi sáng khi đất chậu đã khô. Chiều nếu thấy đất chậu đã khô
nhưng lá không héo thì không tưới, đó cũng là cách xử lý cây mai bị suy trong
việc kiểm soát mức độ tưới nước cho cây mai.
Buổi
sáng nếu thấy đất chậu vẫn còn ẩm ướt thì cũng không tưới.
Nguyên
tắc là : giữa 2 lần tưới phải có 1 lần đất chậu khô rễ sẽ rất khỏe. 4 ngày sau
khi tưới phân. phun và tưới cho nó 1 lần sincosin + agrispon.
Thuốc
sinh học này sẽ tiếp tục diệt nấm thối rễ đồng thời kích rễ rất mạnh. Cây sẽ
phóng nhiều đọt 15 ngày sau đó. Để cứu cây mai vàng bị suy, bạn phải tập trung
vào bộ rễ của cây.
Nếu các
bạn giữ đúng nguyên tắc chỉ tưới vào buổi sáng khi thấy đất chậu đã khô…và nếu
thuốc phát huy được công dụng…thì đợt phóng đọt này lá sẽ không bị vàng nữa.
Như
vậy để cứu cây mai sắp chết bạn cần làm là phục hồi bộ rễ cho cây mai, không
bón phân giai đoạn này sẽ khiến tình trạng cây mai càng nghiêm trọng, đồng thời
kiểm soát lượng nước tưới, xử lý các loại nấm bệnh trên cây mai, có thể thay đất
cho cây mai nếu bạn muốn cây phát triển.
Hoa Mai Tết Bình Định
Tags:
cách cứu cây mai sắp chết, cứu cây mai sắp chết, cách cứu mai vàng sắp chết,
cách cứu cây mai bị suy, cách cứu cây mai bị héo, cứu mai vàng sắp chết, cứu
cây mai bị suy, cứu cây mai bị héo, cách cứu cây mai vàng bị suy