Mai bị cháy lá non không phải là một vấn đề hiếm gặp với người trồng mai, nguyên nhân nào dẫn đến mai bị cháy lá non và cách điều trị cây mai cháy lá non sao cho hiệu quả là câu hỏi chung mà rất nhiều bạn quan tâm trong thời gian qua đã gửi đến chuyên mục hỏi đáp Hoa Mai Bình Định.
Trong bài chia sẻ hôm nay Hoamaixunau (Hoa Mai Bình Định) sẽ liệt kê một số nguyên nhân mai bị cháy lá non và cách phòng trừ đến các bạn. Các bạn xem nếu gặp trường hợp nào sau đây thì áp dụng trên cây mai của mình để trị.
Cây mai bị cháy lá non thường rất hay gặp đối với các bạn chăm mai lần đầu. Ảnh: Hoamaixunau. |
Các nguyên nhân chính dẫn đến mai bị cháy lá non
Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến cây mai bị cháy lá non là phạm phân:
Qua trao đổi với nhiều bạn có cùng trường hợp mai bị cháy lá non là các bạn sử dụng nhiều phân cho một gốc mai. Dẫn đến cây bị ngộ độc phân khiến cho cây mai bị cháy lá non.
Ngộ độc phân bón, cách nói khác là ngộ độc dinh dưỡng, là việc bón phân quá liều lượng, nồng độ quá cao, hoặc các lần bón quá gần nhau, hoặc quá tập trung vào một chỗ, hoặc lệch dinh dưỡng làm cho cây quá sức chịu đựng.
Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, làm cho rễ không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà nước lại đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo lá nếu nặng có thể dẫn đến chết cây.
Nếu nói theo cách dân gian của ta thì khi cây bị ngộ độc phân bón là cây đang bị xót phân. Cây xót phân sẽ bị cháy lá do tích tụ lượng lớn chất tàn dư. Hiện tượng: cây mai bị cháy đầu lá, xoăn lá, hoặc khoảng cách giữa các lá quá dày và xít nhau, lá màu xanh đậm bất thường, lá vàng hoặc rũ xuống khi gặp nắng… Ngọn rụt rịt bất thường.
Cây mai thải chất dư nhanh qua mép lá là cách cây mai trồng bài trừ chất độc, chống lại sự nhiễm độc; giống như con người nôn ói ra khi bị ngộ độc.
Vì vậy mà thay vì các bạn bón phân với lượng lớn cho cây mai thì hãy chia nhỏ ra nhiều lần, bón cách thời gian 10 -15 ngày, vì nhiều loại phân đến 7 – 10 ngày cây mới bắt đầu hấp thụ được, bón nhiều hơn cây cũng không giải quyết được gì mà còn dẫn đến cây mai bị ngộ độc phân bón.
Các biện pháp xử lý khi cây mai bị cháy lá non:
Khi cây mai bị cháy lá non do phạm phân (bón phân quá liều lượng) các bạn có thể dùng một số biện pháp sau:
+ Ngừng tưới phân, tưới nhiều nước để làm loãng lượng phân mà cây mai đang hấp thụ.
+ Sử dụng các loại phân bón hữu cơ có chứa các thành phần như Kali humate, Amoni Acid, dịch rong biển dang khô,…theo liều sản xuất khuyến cáo sẽ giúp cho cây mai nhanh chóng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, đào thải lượng chất độc ra khỏi cây nhanh chóng.
Nếu trường hợp cây mai bị cháy lá non nhẹ thì cây sẽ tự hồi phục, các bạn không cần quan tâm nhiều.
Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến mai bị cháy lá non, khô lá non là do bọ trĩ chích hút đọt non:
Trường hợp này khi cây đang bị bệnh các bạn có thể quan sát bề mặt dưới của lá mai có những con vật bé li ti, đó chính là bọ trị, biểu hiện ban đầu thường lá mai sẽ bị quăn veo, mai bị xoắn lá và sau đó là khô đen, cháy đọt nếu không phun thuốc diệt trừ kịp thời.
Để xử lý và phòng trừ kip thời cho cây mai bị cháy lá non do bọ trĩ gây ra các bạn phun các loại thuốc chứa hoạt chất Imidacloprid (Confidor 100sl) hoặc Fipronil (Regent 800WG) định kỳ 7 -10 ngày/ lần và luân phiên thay đổi vì bọ trĩ có tính kháng thuốc.
Nguyên nhân thứ 3 dẫn đến mai bị cháy lá non là do các loại nấm bệnh vi khuẩn gây ra:
Trường hợp này rất khó bởi nấm gây bệnh cháy lá mai thường phát sinh trên lá già.
Điểm nhận biết đầu tiên là ở chóp và mép lá mai sau đó bệnh lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, vết bệnh có màu nâu xám, mảng cháy có khi chiếm đên một nữa của lá. Điểm đặc trưng của bệnh cháy lá do nấm Pestalotia funereal gây ra là trên vết bệnh thường có những chấm đen là ổ bào tử của nấm. Bệnh cháy lá mai do nấm Pestalotia funereal thường xảy ra trên lá già.
Trường hợp cháy lá non trên cây mai do nấm và vi khuẩn này để phòng trừ các bạn dùng các loại thuốc chứa hoạt chất Oxolinic acid 20% (STARNER 20WP, OKA 20WP) trị vi khuẩn và nấm hoặc các loại thuốc trừ nấm phổ rộng như hoạt chất Hexaconazole (Anvil 5SC), Metalaxyl + Mancozeb (Ridomil Gold 68WG) để trị bệnh cháy bìa lá trên cây mai.
Nguyên nhân thứ 4 dẫn đến cây mai bị cháy lá non đó là cháy…do nắng:
Khi cây mai tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian dài hơn, nó gây ra các tổn thương mô ở lớp ngoài của lá mai non, làm cho chúng chuyển sang màu nâu. Điều này cũng có thể xảy ra đối với những cây mai thiếu sáng đột ngột tiếp xúc với nhiều ánh sáng hơn mức chúng cần.
Để khắc phục tình trạng cây mai bị cháy lá non do tiếp xúc ánh nắng cường độ cao hay nói cách khác do cháy nắng các bạn không cần lo lắng nếu có thể thì các bạn hãy làm dàn che lưới cho cây để giúp cây sinh trưởng tốt.
Trên đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến cây mai bị cháy lá non, nếu cây mai của các bạn gặp một trong bốn trường hợp sau thì các bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý như trên. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn trị bệnh cháy lá non trên cây mai của mình đúng cách.
Một số hình ảnh mai bị cháy lá non:
Hình ảnh cây mai bị cháy lá non 01 . Ảnh: Hoamaixunau. |
Hình ảnh cây mai bị cháy lá non 02 . Ảnh: Hoamaixunau. |
Hình ảnh cây mai bị cháy lá non 03 . Ảnh: Hoamaixunau. |
Hình ảnh cây mai bị cháy lá non 04 . Ảnh: Hoamaixunau. |
Hoa Tết Mai Bình Định
Cùng chuyên mục:
- Nhận biết cây mai vàng bị cháy bìa lá, đầu lá
- Triệu chứng và thuốc đặc trị bọ trĩ cho mai vàng
- Nguyên nhân cây mai bị đen đọt non, khô đọt: Cách trị bệnh và phòng ngừa
Tags: cây mai bị cháy lá non, mai bị khô đọt non, lá non mai bị cháy, nguyên nhân mai bị cháy lá non, cách trị bệnh mai bị cháy lá non, bệnh cháy lá non trên cây mai