Trong các chuyên đề trước ad đã chia sẻ rất nhiều về hai loại hormone này về vai trò ứng dụng Auxin và Cytokinin trong điều tiết sinh trưởng rễ và đâm đọt cho cây mai, được áp dụng rất nhiều trên các loại thuốc kích rễ, kích chồi cho cây mai hiện nay. 

Hôm nay, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai loại hormone này, ad xin chia sẻ thêm một số kiến thức tổng hợp về hai loại hormone này giúp các bạn có thể hình dung và ứng dụng trong quy trình chăm sóc mai của mình. Xin mời các bạn cùng theo dõi bài chia sẻ bên dưới.

Cùng nhìn qua vai trò của Auxin và Cytokinin trong ứng dụng chăm sóc trên cây mai vàng
Cùng nhìn qua vai trò của Auxin và Cytokinin trong ứng dụng chăm sóc trên cây mai vàng. Ảnh: Hoamaixunau.

1. Auxin: NAA

Auxin được tạo ra từ các chồi đỉnh của thân hay cành cây, cũng như từ các lá non và được chuyển xuống vùng thấp qua hệ ống phloem (mạch dẫn trong thân), nhiệm vụ chính của nó là hình thành rễ.

NAA thúc đẩy hình thành rễ thân, rễ nhánh, rễ lá, bởi vậy có thể dùng để thúc đẩy sự mọc rễ của hạt giống, ươm giống sinh rễ, nhưng nếu nồng độ quá lớn thì nó có thể khống chế sinh rễ.

Hiện nay có 2 phương pháp chính xử lý cho cành giâm và cành chiết

Phương pháp xử lý ở nồng độ đặc hay phương pháp xử lý nhanh:

Nồng độ chất kích thích dao động từ 1.000 - 10.000 ppm. Với cành giâm thì nhúng phần gốc vào dung dịch từ 3-5 giây, rồi cắm vào giá thể. Phương pháp xử lý nồng độ đặc có hiệu quả cao hơn cả đối với hầu hết các đối tượng cành giâm và nồng độ hiệu quả cho nhiều loại đối tượng là 4.000 - 6.000 ppm.

Với cành chiết thì sau khi khoanh vỏ, tẩm bông bằng dung dịch chất kích thích đặc rồi bôi lên trên chỗ khoanh vỏ, nơi sẽ xuất hiện rễ bất định. Sau đó bó bầu bằng đất ẩm. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả cao vì gây nên “cái xốc sinh lý” cần cho giai đoạn đầu của sự xuất hiện rễ.

Phương pháp xử lý ở nồng độ loãng - xử lý chậm:

Nồng độ chất kích thích sử dụng từ 20 - 200 ppm tùy thuộc vào loài và mức độ khó ra rễ của cành giâm. Ðối với cành giâm thì ngâm phần gốc của cành vào dung dịch từ 12 - 24 giờ, sau đó cắm vào giá thể. Với phương pháp này thì nồng độ hiệu quả là 50 - 100 ppm.

Ðối với cành chiết thì trộn dung dịch vào đất bó bầu để bó bầu cho cành chiết. Việc xác định nồng độ và thời gian xử lý thích hợp từng loại chất điều hòa sinh trưởng trên từng loại cây trồng trong việc giâm, chiết cành cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng mới cho kết quả tốt. Thời vụ giâm và chiết cành Miền Bắc tốt nhất là vào mùa xuân sang hè (tháng 3,4,5) và mùa thu (tháng 9,10).

Thực tế bản thân trong trấu, trấu hun hay xơ dừa có các tiền tố của chất tạo nên auxin kích rễ, nên khi trồng, hay giâm ủ cây thì việc sử dụng các giá thể này giúp cây nhanh hình thành rễ.

2. Cytokinin

Cytokinin: Ngược với auxin, Cytokinin được tạo ra từ hệ rễ và được vận chuyển lên phía trên cây ngang qua hệ ống xylem (mạch dẫn trong cây) giúp: tạo mô sẹo (anh em hay nói là kéo nhựa ở vêt cắt), các chồi phát triển.

Ctytokinin tác động kích thích trực tiếp đến quá trình nảy chồi non ở cây, giúp tăng số lượng chồi mới từ 20-30 % so với cây không xử lý. Vì thế, Cytokinin được ứng dụng kích thích đối với cây trồng thu hoạch lá như chè, thuốc lá... và tăng nhảy nhiều chồi hoa như: hoa lan, hoa sứ, hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoagiấy và các loại cây cảnh Bonsai... cho hiệu quả rất cao .

- Cytokinin là hormone thực vật quan trọng điều chỉnh quá trình GIÀ HÓA của cây, tăng cường sự hình thành chồi, KÉO DÀI TUỔI THỌ cho cây vì kích thích sự tổng hợp diệp lục tố.

- Cytokinin thúc đẩy mầm hoa và nở hoa, khơi dậy tính trạng hoa cái.

- Cytokinin thúc đẩy hạt giống mọc mầm của hạt và của củ. Vì vậy nếu xử lý cytokinin có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ và chồi ngủ.

- Cytokinin khi phun xử lý trên các loại cây ăn trái sau mùa vụ, giúp cây phục hồi rất nhanh, kích thích cây đâm nhiều nhánh mới được ứng dụng trên các loại cây có múi như Bưởi da xanh, cam - quýt...hay cây lâu năm như sầu riêng, măng cụt, cũng như trên cây mãng cầu gai và mãng cầu ta.... tác dụng kích thích cây cho ra nhiều nhánh mới, tăng số lượng trái và phẩm chất nông sản đạt chất lượng cao.

Cytokinin được tìm thấy nhiều trong nước dừa. Nếu tỉ lệ auxin cao hơn Cytokinin thì kích thích sự ra rễ, còn tỉ lệ Cytokinin cao hơn auxin sẽ kích thích sự xuất hiện và phát triển của chồi.

Sử dụng trong thực tế

Kích rễ NAA: 

- Xử lý rất tốt trong việc chăm sóc, dưỡng bộ rễ trong quá trình chăm bón tăng cường khả năng hấp thụ phân bón. Với cây đang sinh trưởng thường thì bổ xung tưới 2-3 lần là đủ kích thích bộ rễ mạnh giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt. phát triển thân lá, đặc biệt tác động mạnh đến việc hình thành to thân cành. Có thể phun hoặc tưới gốc với các nồng độ khác nhau cho phù hợp. Kích rễ mạnh nhất khi tưới gốc.

- Xử lý với cây phôi, suy yếu: Các đầu rễ sau được vệ sinh, gom lại có thể sử dụng NAA ở nồng độ đặc gây “sốc sinh lý” sau đó trồng và tưới định kỳ. Tùy từng mức độ suy mà có thể kéo dài thời gian tưới. việc sử lý tăng nồng độ đòi hỏi nhiều kỹ thuật, người chơi cần quen với cây, thuốc.

- Khi sử dụng kích rễ cần chú ý khi cây đã đủ độ sung và ổn định nên dừng dùng thuốc và chỉ sử dụng định kỳ ( ví dụ 1 tháng 1 lần…), kéo giãn thời gian sử dụng hoặc dùng trong các giai đoạn cần thiết, không nên quá lạm dụng vì nếu k cân đối với dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển k đồng đều.

- Chỉ đơn thuần là chất kích rễ ( không bao gồm dinh dưỡng) nên cần chú ý bổ sung phân bón, nên dùng phân hữu cơ, dưỡng rễ trong thời gian đầu  kích rễ ( các phân hữu cơ, có thành phần axit humic,….)

NAA chỉ là hoạt chất giúp tăng, thúc đẩy nhanh quá trình hình thành rễ không phải là chất tạo rễ, hay giúp hình thành nên rễ, bởi vậy cây bật được rễ vẫn cần yếu tố chính là dinh dưỡng trong thân.

Kích chồi:

Sử dụng phun lên thân giúp đánh thức các mầm ngủ, mắt ngủ trong thân. Khi sử dụng nên sử dụng sau quá trình kích rễ. Có thể dùng kích riêng các mắt mầm ngủ khó lên bằng cách tác động trực tiếp (ủ thuốc vào các mắt ngủ). Có thể kết hợp dùng tưới gốc, giúp cây hấp thụ và vận chuyển lên trên. (Cơ bản cây mạnh thì phun lên thân kết hợp kích rễ là đủ).