Cách thay đất cho cây mai vàng trong chậu sau Tết Nguyên đán
Để cho cây mai tiếp tục phát triển và ra hoa đều
đặn cho các mùa hoa tết tiếp theo, cây mai vàng chơi tết sẽ được thay đất mới để
cây phát triển hoàn thiện hơn cho những năm sau.Sau đây Hoa Mai Bình Định xin
chia sẽ đến quý độc giả: kỹ thuật - cách thay đất cho cây mai trong chậu sau Tết.
Vậy thay đất cho cây mai sau như thế nào cho
đúng, xin mời các bạn cùng đọc bài viết bên dưới.
Nếu
là thay đất trong chậu cho cây mai sau Tết, các bạn cần lưu ý rằng trong giai
đoạn mai chưng Tết, cây mai sẽ mất sức rất nhiều, toàn bộ dinh dưỡng cây đều dồn
lên để nuôi nụ hoa, vậy nên sau ngày 15 – 20 tháng giêng, các bạn cần ngắt toàn
bộ hoa còn đang nở trên chậu, tiến hành xả (cắt tỉa) cành, xả tàn cho cây mai
và xả theo nguyên tắt tỉa hình cây thông, giữ lại các chi chính cho cây mai.
Sau
khi cắt cành 5 – 7 ngày sau các bạn tiến hành thay đất cho chậu mai. Các giai
đoạn thay đất cho cây mai vàng sau tết cũng áp dụng theo quy trình bên dưới.
Các dụng cụ cần thiết để sang chậu cho cây mai
-
Chậu thay
mai: Về phần chậu các bạn có thể ước chừng cây mai mình sắp
thay, cần kích thước bao nhiêu để mua. Chậu sứ hoặc chậu xi măng sẽ là lựa chọn
tốt nhất cho các bạn, nếu các bạn chơi thế bonsai bạn có thể lựa chọn các kiểu
chậu phù hợp cho dáng cây của mình.
-
Đất trồng:
Nếu
bạn là nhà vườn thì phần đất các bạn khỏi phải lo rồi, thế còn các bạn ở TP thì
sao, các bạn có thể đến các vườn kiểng quanh khu vực mình sinh sống để mua, có
đất sẵn đóng bao cho các bạn.
-
Các loại
dụng cụ:
+ Kéo cắt cành
+ Lưới để lót lỗ chậu
+ 1 ít xơ dừa (bột), tro trấu, phân hữu cơ ( có sẵn
thì càng tốt)
+ Dụng cụ lấy đất
1.
Đất trồng: Các bạn Mix theo tỷ lệ 60-70% đất phù sa, 20-30% phân hữu
cơ hoai mục, 10-20% xơ dừa hay tro nấu.
2.
Cho đất mới vào chậu:
Lưu ý:
Do các chậu khi làm đều có lỗ nên để giữ đất trong chậu, trước
khi trồng cần bịt lỗ để đất được giữ lại, nước vẫn có thể thoát ra ngoài và
không khí có thể luồn vào trong, cách làm như sau:
Cách thông thường là đặt mảnh sành hoặc
những cục đá lớn ở dưới đáy, trong chậu cây ngay vị trí lỗ loát nước của chậu. Hoặc
dùng miếng lưới để lót vào lỗ thoát nước dưới đáy chậu, để sau này sau thời
gian đất bị nén không bít kín lỗ thoát nước chậu mai, khiến mai ứ đọng nước, dẫn
đến chết cây mai.
Các bạn cho 2/3 đất vào chậu mai, đất này nếu khô thì các bạn
có thể tưới thêm ít nước để tạo độ ẩm cho đất. Lưu ý là đất không ướt quá nhé.
3. Tách cây mai ra khỏi chậu cũ để thay đất cho cây mai:
Kỹ thuật này khá là quan trọng, nhiều người chơi mai lâu năm,
hoặc là nhà vườn thì quá quen thuộc rồi, tuy nhiên đối với người mới chơi mai,
đó không phải là việc dễ dàng. Nếu không biết cách tách mai ra khỏi chậu, dễ dẫn
đến cây mai bị tổn thương, có thể gãy cành, đứt phần rễ chính cho cây mai. Nếu
các bạn chơi mai Bình Định sẽ biết đa số mai là mai dáng long, tứ chi cân đối
hài hòa tạo vẻ đẹp cho người quân tử, nếu gãy một nhành, một cây mai giá vài chục
triệu chỉ còn có giá vài triệu đồng và mất tròn bộ giá trị cây mai.
Và mình biết có rất nhiều
bạn sẽ lên hỏi chị Goolge: Cách thay chậu cho cây mai sau tết,
cách thay đất cho cây mai vàng sau tết hoặc cách cách cắt tỉa cành cho cây mai
sau tết,…
ở đây mình sẽ chia một seri bài viết giới thiệu về chủ đề
này, các bạn không cần phải lên google để tìm kiếm.
Cách làm như thế nào?
Các bạn sẽ dùng dụng cụ móc phần đất xung quang rìa chậu, 4
bên chậu. sau đó nghiêng châu 1 góc 45o nhẹ nhàng dùng tay déo phần
gốc cây ra khỏi chậu, vừa lay nhẹ chậu, cẩn thận gãy các chi, cành của cây mai.
Sau khi cây mai đã ra khỏi lòng chậu cũ, chúng ta sẽ bỏ bớt một
phần đất xung quanh cây, dùng kéo cắt tỉa các rễ cám cho cây. Lưu ý là không bỏ
hết đất cũ của cây mai, vì sẽ khiến cây mai rất mất sức và nhanh chết sớm.
4. Trồng cây mai vào chậu đất mới:
Xong giai đoạn đó chúng ta sẽ trồng cây mai vào chậu đất mới
có 2/3 đất trước đó. Nếu các bạn muốn đế cây đẹp có thể đôn phần đất trong chậu
đó lên cao hơn. Tiếp theo các bạn sẽ cho thêm đất vào cho chậu mai, tưới nước
vào và để cây ở nơi thoáng mát.
Sau 2 -3 ngày các bạn mang ra ngoài nắng cho cây mai phục hồi
và phát triển.
Lưu ý giai đoạn đầu mới thay chậu các bạn không được tưới
phân.
Cây mai chưa ăn được gì đâu các bạn, nếu các bạn cần biết
cách bón phân, và quy trình kỹ thuật để bón phân cho cây mai, các bạn có thể
tham khảo thêm bài viết ở bên dưới!
5. Chăm sóc mai sau khi thay đất trồng mới:
Sau khi thay chậu, cây mai xanh lá trở lại, các bạn dùng các
loại phân bón kích rễ (các bạn có thể dùng loại NUTRILUX SUPER ROOTS) và phân bón lá để hồi phục và tăng trưởng cho cây cây mai
trong các tháng tiếp theo.
Hoa mai Bình Định, kính chúc các bạn sẽ có một cây mai ưng ý sau khi đọc bài
viết trên.
Năm mới cũng sắp đến, Ban Quản Trị Hoa Mai Bình Định kính các bạn sang năm mới sức khỏe dồi
dào, vạn sự như ý.
Để xem thêm các bài viết về hướng dẫn, kỹ thuật chăm sóc mai,
thị trường về hoa mai, Quý độc giả có thể truy cập vào trang chủ Hoa mai Bình Định thường xuyên theo dõi.
Hoa Mai Tết Bình Định
Tags: cách thay đất cho cây trong chậu, cách thay đất mai sau tết, cách thay đất cho
mai vàng sau tết, cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu, chăm sóc mai trong
chậu, kỹ thuật sang chậu cho cây mai