Download Sách hướng dẫn trồng mai - Giáo trình nghề Bộ NN & PTNT Tải về

Cách chăm sóc cây mai vàng sau khi ghép

Vui lòng đợi 0 giây...
Cuộn xuống dưới và click vào Go to Link để đến trang đích
Chúc mừng! Liên kết được tạo
Sau đây Hoa mai Bình Định xin chia sẽ đến các bạn kỹ thuật về chăm sóc mai vàng sau khi ghép: từ các giai đoạn trồng mai gốc ghép, chăm sóc mai con ghép đến các kỹ thuật tưới nước, bón phân, cắt tỉa cành,uốn cành, thay đất đất cho cây mai ghép và cách phòng trừ sâu bệnh trên cây mai ghép, quy trình này phù hợp cho cây mai vàng trong miền nam, xin mời các bạn cùng tham khảo.
Kỹ thuật chăm sóc cây mai ghép

I/ Kỹ thuật trồng mai gốc ghép
Cây mai ghép không kén đất lắm. Tuy nhiên các loại đất có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của bộ rễ; rễ phát triển tốt trên đất thịt pha cát.
Vì cây mai rất kỵ úng nên vườn trồng mai thường xuyên được thoát nước tốt bằng việc bố trí các rãnh thoát nước được đào sâu từ 0,3 – 0,4 m; chiều rộng rãnh khoảng 0,3 m; các rãnh cách nhau 3 – 4 m theo suốt địa hình khu vườn tạo thành những liếp song song nhau.
Lớp đất trên mặt liếp được xới xáo nhuyễn, cây con được trồng theo hình nanh sấu hoặc hàng song song, mật độ trồng 0,7 – 1m x 0,7 – 1m.
Trồng cây con vào liếp: tiến hành đào những lỗ có đường kính 10cm, sâu 12 – 15 cm rồi đặt nguyên bầu gồm: tro, phân, đất; trồng cây con đã được cắt mở bỏ bịch nilon. Mặt liếp phủ đều 1 lớp tro mỏng (1cm).
Chăm sóc cây con trong vườn gốc ghép:

kỹ thuật ghép mai vàng

Tưới nước: Tưới nước thường xuyên 1 lần/ngày trong vòng 3 tháng đầu từ khi đặt cây con vào liếp. Sau đó, tưới 2 – 3 lần/ngày.
Mặt liếp: Có thể phủ rơm hoặc bột xơ dừa để giữ ẩm, làm sạch cỏ dại để cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng .
Bón phân: Sử dụng phân hữu cơ, phân lân vào đầu mùa mưa và thỉnh thoảng tưới nước có hòa tan phân Urê (1 muỗng canh (15g) trong thùng gương sen 12 lít).
Phòng trừ sâu bệnh: phun hoặc rải ít thuốc trừ sâu như cyper, Alpha, Basudin…..để trừ dế, sâu đất, sâu ăn tạp….20 – 30 ngày/ lần.
II. Kỹ thuật chăm sóc cây mai ghép:
2.1 Tưới nước:
Khi tiến hành tưới nước đối với mai trồng trong chậu, các nhà vườn không những quan tâm về các yêu cầu trong khâu tưới nước như: chế độ tưới nước, thời gian tưới, diễn tiến của ẩm độ đất mà còn rất lưu ý đến chất lượng nước tưới, sự liên quan giữa khâu tưới và quá trình tạo dáng cũng như điều khiển quá trình ra hoa.
2.1.1 Các yêu cầu:
Đảm bảo đủ ẩm và thoát nước tốt: sự thiếu nước làm cây không thể phát triển đầy đủ, bộ lá mau tàn rụng khiến cây có thể ra hoa sớm, hoa nhỏ và mau tàn rụng….Ngược lại, do cây không chịu úng nên sự đọng nước lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây như làm cây chậm lớn, lá vàng.
Nhằm thoát nước tốt hơn ở những chậu lớn, ngoài việc đục thêm lỗ giữa đáy chậu, một số nhà vườn còn dùng gạch kê để đáy chậu không tiếp xúc với mặt đất vì cho rằng sự tiếp xúc này có thể làm ngăn các lỗ thoát nước.
Để giữa ẩm tốt hơn ở những chậu có kích thướt nhỏ, tỷ lệ thành phần đất trong hỗn hợp được tăng lên (cao hơn các chậu có kích thướt lớn).
2.1.2 Chế độ tưới nước và thời gian tưới:
* Các giai đoạn tưới và lượng nước tưới
- Giai đoạn từ lúc vô chậu đến ra tược: tưới 1 lần/ngày.
- Giai đoạn từ gốc đã ra tược đến khi lặt lá điều khiển ra hoa:
+ Mùa nắng 2 lần/ngày.
+ Mùa mưa 1 lần/ngày( Miền nam).
 Giai đoạn từ lặt lá điều khiển ra hoa đến ra hoa: giảm hẳn lượng nước tưới (=1/10 giai đoạn trước): 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Nếu nhiều hơn sẽ dẫn đến hiện tượng rụng nụ.
Lượng nước tưới tăng dần theo sự lớn lên của cây và quyết định theo kinh nghiệm quan sát độ ẩm của các nhà vườn.
2.1.3 Thời gian tưới trong ngày: trước 9g sáng và sau 3 giờ chiều.
 2.1.4 Chất lượng nước tưới:
Chất lượng nước tưới rất quan trọng vì thực tế cho thấy lá cây dễ bị cháy khô phần đầu và bìa lá do nước có phèn, nước không qua khâu lắng, nước mưa.
Tưới xả bỏ bớt nước mưa trên lá: tiến hành tưới đọt (tưới phun trên lá) vào buổi sáng hôm sau ngày có mưa để lá không cháy bìa và khô đọt.
Kết hợp khâu tưới và quá trình tạo dáng: Tưới nước đầy đủ sẽ làm cây phát triển nhanh, nếu tưới nước nhiều có thể làm cho khoảng cách giữa các lá dài hơn tức mật độ hoa sau này sẽ thưa hơn (nụ hoa phát sinh từ các nách lá). Do đó, cần kết hợp với việc bón phân và bấm đọt đề tạo thành những cành nhặt mắt (các nách lá gần nhau 2 – 2,5 cm) nhằm có hoa đơm đặc sau này.
2.2 Bón phân:
 Việc bón phân cho mai ghép được tiến hành theo 3 nhóm thâm canh sau: (liều lượng dùng cho gốc ghép có đường kính phổ biến 3 – 5 cm).
Nhóm I: Bón 1 đợt chính vào đầu mùa mưa (và có thể bổ sung 1 đợt vào tháng 9-10 âm lịch).
+ Phân hữu cơ: 100 – 200g.
+ Phân chuồng: 200 – 300g.
+ Phân DAP hoặc NPK: 15g (2 – 3 muỗng cà phê).
+ Định kỳ 2 -3 tháng bón một lần.
Nhóm II: Từ khi gốc được vô chậu đến lúc cành ghép phát triển (dài khoảng 20 cm).
+ Bánh dầu: 100 – 200g
+ DAP: 5 – 7g
  * Thời kỳ cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa: Đây là thời gian chính cần tập trung dinh dưỡng cho cây mai, từ tháng 4 – 5 đến tháng 9 – 10 âm lịch.
+ Bánh dầu: 100 – 200g/gốc, bón 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tháng.
+ Phân chuồng: 300 – 500 g/gốc, bón 2 lần, một lần vào đầu mùa mưa, lần 2 vào tháng 7 – 8 âm lịch.
+ DPA: 10 – 15g/ 1 lần bón, cứ 20 – 30 ngày bón một lần.
+ NPK: 10 – 15g/ 1 lần bón, cứ 20 – 30 ngày bón một lần, thường được dùng vào cuối mùa mưa.
* Thời kỳ nụ phát triển đến ra hoa (từ tháng 10 -12 âm lịch): sử dụng các loại phân như : NPK 10-20-30 hay NPK 10-30-10. Dùng khoảng 10g /lần bón, cứ 30 – 40 ngày bón 1 lần (bón khoảng 2 lần trong thời kỳ này).
* Thời kỳ phục hồi sau khi tết:
+ Bánh dầu: 100 – 200g
+ NPK hoặc DAP 10 – 15 g/gốc.
Nhóm III
* Thời kỳ ghép:
Bón gốc: Sử dụng các loại phân hữu cơ và hóa học vào chậu như nhóm II.
Bón ngọn: Sử dụng các loại phân bón qua lá, phun ướt các mặt lá (lượng dùng phổ biến 5 – 7 ml/ bình 8 lít).
Phun 2 – 3  lần, cách nhau 15 – 20 ngày
  * Thời kỳ sinh trưởng mạnh:
Bón gốc:  như nhóm II.
Bón ngọn: cũng sử dụng các loại phân bón qua lá như trên.
Lưu ý: Giữ bộ lá cây mai xanh mướt, kết hợp điều khiển độ nhặt mắt và tạo dáng, quan sát sự tăng trưởng của bộ lá và rễ để đánh giá tình trạng sinh trưởng của cây.
   * Thời kỳ làm nụ, ra hoa:
+ Bón gốc tương tự như nhóm II.
+ Bón ngọn: Sử dụng các loại phân bón lá có chứa vi lượng như Miracle-Gro (15-30-15), Omaza của Thái, cứ 10 – 15 ngày sử dụng một lần.
   * Thời kỳ phục hồi sau khi tết: Sau khi đã cắt hoa muộn, lãy đọt, tỉa cành….tiến hành bón gốc như nhóm II, kết hợp phun xịt 1 – 2 lần các loại phân bón lá để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi sức của cây mai.
2.3. Chăm sóc:
   * Cắt tỉa:
Sau tết đến tháng 5 – 6 âm lịch tiến hành cắt tỉa cành lá mai, nếu trễ hơn sẽ kìm hãm quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình sinh thực làm cho cây ra hoa sớm.
Cắt bỏ hoa nở muộn, nụ, hạt non vừa đậu…Sau dịp tết và có thể kết hợp cắt bớt từ 1/2 - 2/3 chiều dài cành để cây đỡ mất sức. Cắt bỏ bớt tược để tập trung dinh dưỡng cho cây.
   * Lảy đọt:
Chủ yếu từ tháng 6 – 10 âm lịch, nhằm để tạo dáng, giữ cành ở kích thước nhỏ mang tính thẩm mỹ, hoa phân bố đều và đặc sau này.

   * Uốn cành: Sau khi ghép 2 tháng, cành ghép dài khoảng 20 – 30 cm thì có thể dùng dây đồng, kẽm để uốn định hình, không nên siết chặt quá làm cây có sẹo. Mở dây đồng, kẽm trong tháng chạp âm lịch cũng được.
   * Thay đất, thay chậu: Tiến hành vào tháng 5 – 6 âm lịch (Miền Nam).
-Hỗn hợp tro, phân, đất trong chậu sẽ được thay vào 1 – 3 năm sau tùy theo chậu lớn nhỏ, tỷ lệ đất và phân hữu cơ trong hỗn hợp.
2.4 Phòng trừ sâu bệnh:
- Sâu đục thân (bù xè): sâu phát sinh gây hại quanh năm.Có thể sử dụng Regent 5 SC (3-5 ml/bình 8 lít).
-Sâu cuốn lá: phát sinh mạnh vào tháng 11 âm lịch.Sử dụng Fastox 5 EC (3 – 5 ml/bình 8 lít) hoặc Fenbis 25 EC (0 ml/bình 8 lít).
- Sâu róm: phát sinh mạnh vào tháng 4 – 5 âm lịch. Sử dụng Cyper 25 EC (3 – 5ml/bình 8 lít).
- Rệp sáp: phát sinh và phát triển mạnh trong mùa mưa. Vì rệp có lớp sáp bảo vệ nên phun nhiều nước trước khi phun thuốc để thuốc có thể thấm qua lớp sáp diệt rệp dễ dàng. Sử dụng Bi 58 EC (3 – 5 ml/bình 8 lít).
- Nhện đỏ: xuất hiện nhiều trong mùa nắng, từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch. Nhện sinh sống ở mặt dưới lá và hút nhựa làm các lá bị cong quắn lại. Sử dụng Rufast 3 EC (2 – 3 ml/bình 8 lít).
- Sâu đục nụ: Sử dụng Basudin 40 ND (6 – 8 ml/bình 8 lít) phun khi sâu mới xuất hiện.
- Bệnh đốm vằn lá: phát sinh mạnh trong tháng 7 – 8 âm lịch. Bệnh phát triển thành những đường ngoằn ngoèo màu vàng nghệ phủ trên thân và cành, làm cây mất sức và có thể làm chết khô cành. Thường tiến hành cưa bỏ cành bệnh để tránh lây lan, việc phòng trừ bằng thuốc không thấy hiệu quả.
Hoa mai Tết Bình Định
Tags: Kỹ thuật chăm sóc cây mai ghép, cách chăm sóc mai ghép sau tết, chăm sóc cây mai sau khi ghép, cách chăm sóc mai vàng sau khi ghép, ghép mai vàng bao nhiêu ngày, ghép mai bao nhiêu ngày tháo bọc, những cây mai ghép đẹp, mai ghép có bền không.



1 comment

  1. Tạp chí làm đẹp
    This comment has been removed by a blog administrator.
Bình luận theo nguyên tắc cộng đồng trên diễn đàn Hoamaixunau!
Oops!
Có vẻ như đã xảy ra sự cố với kết nối internet của bạn. Vui lòng kết nối với internet và bắt đầu duyệt lại.
AdBlock Detected!
Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng plugin chặn quảng cáo trong trình duyệt của mình.
Hãy xem xét hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa ứng dụng chặn quảng cáo của bạn, nó giúp chúng tôi trong việc phát triển Trang web này. Cảm ơn!
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.
Tắt Quảng Cáo [X]