Phân bón DAP (diamophos) là loại phân vô cơ hỗn hợp được sản xuất trong quá trình trộn lẫn 2 loại phân đơn với thành phần chủ yếu là đạm (Nitơ) và lân (P2O5).
Đạm và lân là 2 thành phần dinh dưỡng thiết yếu đối với quá trình sinh trưởng của cây trồng nên giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển nhanh. Ngoài ra, phân bón DAP còn được bổ sung một số khoáng chất làm chậm quá trình tan trong nước nên cây trồng có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng có trong phân, tránh bị rửa trôi gây tổn thất.
Nếu dùng DAP thì không cần Phân dơi và ngược lại..vì 2 loại này có rất nhiều lân..vậy cộng chung làm gì ? nếu dùng vi sinh phân hủy lân và kali có sẵn trong phân dơi (nhưng phải là phân mới) để làm mồi lên men cho DAP thì đó là 1 ý rất hay.
Dap hoặc phân dơi chỉ nên cho vào tháng 3 và 4 sau đó ngưng hoàn toàn để chuyển sang dùng NPK bón thúc.
Vì thừa lân sẽ đưa đến thiếu kẽm mà kẽm là 1 trong những thành phần quan trọng làm cây kết nhiều nụ. Đến tháng 10 nếu cây nào có tiền sử hay rụng nụ thì thêm cho nó 1 lần phân dơi là đủ.
Tháng 5 ngày bắt đầu dài đến cực đại chịu đựng cái nắng nóng cây mai bị giảm đạm cây sẽ kết nụ.
DAP là loại phân có đạm và lân cao tăng đạm trong cái nắng kinh khủng sẽ chỉ làm cây quang hợp mạnh và phát triển mạnh, do đó cây mai xanh um lên. Cây mải mê quang hợp vì đủ phân đủ nắng, sẽ khó mà kết nụ vì cây đang ưu tiên cho phát triển sinh khối.
Không bón DAP và nếu tăng nắng và cắt đứt đạm phun thêm 10-50-10 NUTRILUX hoặc 6.30.30 khống chế không cho cây ra tược cây sẽ kết nụ.
Không bón DAP trong tháng 10, vì Dap không có kali.. mà lại có nhiều N điều đó sẽ làm cây ra nhiều tược mới kéo theo nụ nở thành hoa. Ngược lại nếu tháng 10 bón phân dơi có lợi hơn vì N trong phân dơi không còn và trong qua trình bảo quản lưu kho phân phối N trong phân dơi đã bốc hơi đi hết.
Kali trong phân dơi rất cao lại tốt, từ tháng 10 cây cần nhiều kali để phẩm chất bông tốt hơn khi nở hoa..
Dư lân rất hiếm khi xảy ra với thực vật, kể cả khi trồng trên đống phân lân, do lân không phải như đạm, cây không lấy được ồ ạt đến mức dư, kể cả lân dễ tiêu. Các bạn cần lưu ý không được bón chung lân với vôi. Lân có công thức là P2O5 ở dạng không tiêu và dạng muối có tính acid của H2PO4 trong phân tử, nên việc bón lân kết hợp với tính kiềm của vôi đã làm mất đi lượng lân mà cây có thể hấp thu.
Bón phân đúng lúc đúng loại là một chuyện, kết hợp với loại khác lại là thêm một lĩnh vực, thuốc BVTV cũng vậy.
Lưu ý khi sử dụng phân DAP bón cây mai:
Phân DAP không được trộn chung với các loại phân có thành phần chứa sunphat amôn, urê, phốtphat, clorua amôn, nitrat amôn, sunphat kali, vôi và tro. Vì nếu trộn phân DAP với các loại phân này với nhau sẽ làm mất đạm do bay hơi NH3.
Nếu trộn phân DAP với phân có thành phần Tecmô phốtphat thì sau khi trộn phải sử dụng ngay.
Hy vọng với những kiến thức trên các bạn sẽ biết cách bón phân DAP cho cây mai của mình đúng cách và đúng thời điểm.
Hoa Mai Tết Bình Định
Các bạn cũng có thể muốn xem:

Tags: phân dap cho mai, phân dap cho mai vàng, bón phân dap cho mai vàng, bón phân dap cho cây mai, cách bón phân dap cho cây mai