Sau Tết những nhánh Lan Hồ Điệp đa phần bị chết hoặc lụi dần, không thể phát triển tiếp do người chơi không biết cách chăm sóc Lan Hồ Điệp, vậy làm thế nào để chăm sóc lan Hồ Điệp tiếp tục ra hoa mời các bạn cùng bài viết chia sẽ cách chăm sóc Lan Hồ Điệp sau Tết bên dưới.
Nội dung:
1.    Cách chăm sóc Lan Hồ Điệp sau tết
2.    Cách chăm sóc Lan Hồ Điệp ra hoa lâu tàn và tươi lâu.
3.    Cách chăm sóc và xử lý Lan Hồ Điệp bị vàng lá, thối rễ
4.    Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Hồ Điệp ra hoa


1*.Các chăm sóc Lan Hồ Điệp sau tết
Nguyên vật liệu:
-      Chậu đất nung
-      Than hoặc vỏ thông
-      Giá thể Rêu
-      Bình xịt ( nếu có)
-      Mút xốp
Nếu các bạn sử dụng than củi để làm giá thể trồng Lan Hồ Điệp thì bạn nên ngâm than trong vòng 12 – 24h.
Các loại phân thuốc:
-      Thuốc kích rễ B1
-      Thuốc xử lý nấm bệnh, vi khuẩn
-      Phân bón tan chậm dạng viên
-      Phân bón NPK 30-10-10
-      Phân bón NPK 20-20-20
-   Phân bón cao cấp Nutrilux 10-50-10
Vì lan Hồ Điệp trong chậu chơi Tết được trồng trong chậu chứa giá thể xơ dừa độ hút ẩm cao, và trong những ngày Tết nếu các bạn không biết cách chăm tưới nhiều nước cho cây dễ làm cho cây dễ bị úng nước, nhiễm bệnh và chết. Các bước tiến hành xử lý:
Đầu tiên các bạn sẽ cắt bỏ ngồng hoa, vị trí cắt bỏ là cách mắt ngủ cuối cùng của ngồng hoa là 3cm. ( nhớ xử lý kéo trước khi cắt nhé).
Lưu ý: Cách cắt bỏ trên là đối với các cây Lan Hồ Điệp công nghiệp, có nghĩa là các bạn mua về chơi Tết và chưa qua lần xử lý nào. Nếu muốn chơi hoa quanh năm thì cây Lan Hồ Điệp của các bạn phải là cây thuần, lúc đó các bạn sẽ cắt ngồng hoa tại vị trí cách 3 mắt tính từ dưới gốc lên, để cho mồng hoa này sẽ tiếp tục phát triển tạo nụ hoa và ra hoa sau khi chăm sóc thuốc men cho cây.
-      Tiếp theo các bạn cắt tháo chậu nhưa ra khỏi cây Lan Hồ Điệp, gỡ bỏ tất cả chất trồng cũ và dùng kéo cắt tỉa toàn bộ các rễ bị hư do úng nước ( thường rễ sẽ có màu đen và bị hư hại).Trước khi cắt rễ các bạn xử kéo bằng thuốc xử lý nấm bệnh bằng cách ngâm kéo cắt cành nhúng vào dung dịch trên ( 1- 2ml/1L nước)  khoảng 1 -2 phút.
-      Nếu phần lá bị hư do úng, hoặc sâu bệnh các bạn cũng cắt bỏ phần hư đó để vết bệnh không lây lang sang các vị trí khác của cây.
-      Tiếp theo là xử lý rễ cho cây lan Hồ Điệp, các bạn nhúng bộ rễ vào dung dịch xử lý nấm bệnh vi khuẩn trên 3 – 4 phút.
-      Bước tiếp theo là các bạn cho mút xốp vào đấy chậu ( ít thôi nhé) để sau này đáy chậu không bị ứ đọng nước, tạo điều kiện nấm phát triển.
-      Trên lớp mút xop các bạn cho giá thể than vào, cho làm sao để khi đưa cây Lan Hồ Điệp vào phần lá cuối cùng của cây ngang mặt chậu, không được thấp hơn hoặc cao hơn nhé.
-      Phía trên lớp giá thể than các bạn cho một ít rêu vào, cho 1 ít viên phân bón tan chậm trên lớp giá thể rêu. Bước tiếp là các bạn đặt cây lan Hồ Điệp lên trên và bỏ một lớp than vào bên trên. Như vậy là việc thay chậu cắt ngồng và thay chậu cho cây Lan Hồ Điệp đã xong.
Sau khi thay chậu các bạn sẽ tưới thuốc kích rễ B1 vào cho cây hồi phục bộ rễ. Liều lượng là các bạn cho từ 1 – 2ml Thuốc kích rễ B1 vào 1L nước và tưới định kỳ cho cây Lan Hồ Điệp 5 – 7 ngày 1 lần, trong 3 tháng đầu, các bạn sẽ tưới kết hợp phân NPK 30-10-10 để cây phát triển.
Qua tháng thứ 4 các bạn sẽ tưới phân NPK 20-20-20 để dưỡng cây kết hợp với phân bón viên tan chậm ( 3 tháng đầu các bạn cũng có thể tưới loại phân này).
Đồng thời định kỳ phun thuốc diệt nấm, vi khuẩn phòng ngừa gây bệnh cho cây.
Các bạn treo giò lan ở vị trí mát, có ít ánh nắng mặt trời ( ánh sáng khoảng 50%).
Các bạn chăm sóc Lan Hồ Điệp  theo quy trình trên và năm sau các bạn sẽ có hoa để chơi Tết cho năm tới.
2*. Chăm sóc Lan Hồ Điệp khi ra hoa, hoa tàn, tươi lâu
Nhiều bạn thắc mắc giai đoạn cây lan Hồ Điệp ra hoa nên chăm sóc lan Hồ Điệp như thế nào để cây ra hoa và lâu tàn.
Hoa Mai Bình Định chia sẽ thêm là giai đoạn cây lan Hồ Điệp ra hoa, các bạn có  thể dùng các loại phân bón lá hoặc tưới gốc có tỉ lệ Kali cao đồng thời chứa các yếu tố vi lượng như bo và zn để giữ cho cánh hoa lâu tàn, cây cứng cáp, và hoa tươi lâu tàn hơn. Phân bón Nutrilux là dòng phân bón lá cao cấp tích hợp tất cả các tính năng trên, kích lan ra hoa và giữ hoa lan lâu tàn.  được rất nhiều nhà vườn và người chơi lan sử dụng để kích lan ra hoa trong những năm gần đây. Ngoài phân bón các bạn cần chú ý chăm sóc, xử lý sâu bệnh và tưới nước cho lan theo chế độ thích hợp để giúp cây xanh tốt.
3*.Cách chăm sóc và xử lý Lan Hồ Điệp bị vàng lá, thối rễ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hoa lan hồ điệp bị vàng lá, thối rễ, lá bị mềm nhũn và thối.. khiến cho ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Tình trạng này diễn ra khá phổ biển, và thường thấy .
Vàng lá do bị nấm : Khi cây lan đang ở vị trí thoáng mát khô ráo, khi bị di chuyển đên những nơi ẩm ướt, điều kiện môi trường này dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, cây hoa dễ bị thối ngọn và rẻ, biểu hiện qua lá bị vàng. Bạn phải lập tức cắt bỏ lá vàng và sử dụng thuốc trị nấm mốc để xử lý cây hoa.
Do tưới quá nhiều nước : Khi bạn nhận thấy lá đã chuyển sang màu vàng và mềm, bạn nên chú ý đến cách tưới nước. vì vậy bạn không thể tưới quá nhiều,  Nói chung, khi nước được đổ, đất ướt và không cần phải đổ quá nhiều. Nếu môi trường khô, bạn có thể chọn phun một chút nước sương để giữ ẩm cho lá trên lá.bên cạnh đó , phải đătj biệt lưu ý khi tưới nước và bón phân cho hoa lan,  nên được xử lý khác nhau,đối với hoa mới trồng rễ mới nên được tưới nhiều hơn, nước nên được tưới ít hơn sau thời kỳ ra hoa, thường thì nước được tưới một lần một ngày vào mùa xuân và mùa thu, và nước được tưới một lần vào buổi sáng và mùa hè. Nên tưới nước với lượng thích hợp để giữ ẩm cho đất.
Sau đây là các loại sâu bệnh thường gặp trên Lan Hồ Điệp và thuốc phòng trừ:

-   Bệnh thối nâu (bệnh thối mềm) do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra: Khi xuất hiện bệnh cần tập trung các cây bệnh vào một nơi để tránh lây lan, cắt bỏ hết chỗ bị bệnh, xử lý vết cắt bằng vôi rồi phun Ditacin 8L, Kasumin 2L hoặc thuốc kháng sinh Argimycine 1% liên tiếp 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, ngưng tưới nước để vết cắt mau lành. Nếu bệnh nặng, nhổ cả cây nhúng vào dung dịch Kasumin 2L 0,1% để khô rồi trồng lại. Lưu ý phải xử lý cả cây và giá thể trồng.
-     Nhện đỏ (Red spider mites): Dùng Nissorun, Danitol, Ortus, Dầu SK enspray 99,
Chlocide.

-   Bệnh thối đen do nấm Phytophthora palmivo gây ra: Dùng Alpine, Mexyl-mz, Ridomil, Curzate-M8, Appencarb 75 DE, Score 250 EC.
-   Bệnh héo rễ do nấm Sclerotium rolfsi gây ra: Dùng Hexin, Monceren.

-   Rệp sáp (Parlatoria proteus, Pseudococcus): Dùng Sago Super, Dragon, Supracid, Dầu SK enspray 99 hoặc hỗn hợp dầu và thuốc.
-   Bọ trĩ (Thrip palmi): Dùng Dragon, Sumicidin, Confidor, Polytrin.

-   Sâu khoang, sâu róm ăn lá: Dùng thuốc trừ sâu sinh học BT, Vicidi – M 50 ND.


Ốc sên: Dùng bả độc Deadline hoặc bả cám gạo trộn với các loại thuốc sâu thông thường.
Các côn trùng có cánh: Đặt bẫy côn trùng treo trên mái luống trồng lan, định kỳ từ 3 - 4 tháng thay bẫy 1 lần; Thường xuyên dọn vệ sinh vườn lan.
4*.Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Hồ Điệp ra hoa
Trong thời gian trồng lan hồ điệp (Kéo dài 8-15 tuần) Sau khi cây Hồ Điệp được 4 đến 6 lá và chiều rộng lá khoảng 25cm, cây được đưa vào giai đoạn phát hoa, nhiệt độ xử lý nằm trong khoảng 17-26oC. Trong công đoạn này, mục đích của người trồng là kéo dài phát hoa, nâng cao số lượng hoa, điều khiển cho hoa nở đồng thời và hoa xoay đều theo trục phát hoa. Có thể chia quá trình này thành 3 công đoạn nhỏ hơn. Trước tiên, phát hoa nên được kéo dài ở nhiệt độ cao (26oC) trong 1 khoảng thời kì ngắn, sau ấy chuyển sang nhiệt độ tốt hơn (17-25oC) để cảm ứng chồi sinh sản, giảm thiểu tối toàn bộ chồi sinh dưỡng. Ngay sau khi sở hữu một số nụ một mực hình thành, để khiến cho cho phát hoa nở đều, nhiệt độ được tiếp tục giảm xuống khoảng 19-20oC nhằm kéo dài thời kì bung cánh hoa của những hoa bên dưới, tạo điều kiện cho các hoa bên trên tiếp tục hình thành lớn mạnh và bung cánh hoa trong cùng 1 khoảng thời gian ngắn.
Thông thường dấu hiệu ra hoa của lan hồ điệp được xảy ra trong điều kiện lạnh, cây lan trưởng thành có 4 lá trở lên, trong nách lá của cây có 2 thể tiền chồi chính và phụ, chồi mọc bên trên có vẻ to hơn chồi mọc sơ cấp, còn chồi mọc dưới lá là chồi dinh dưỡng sơ cấp.  Những chồi sơ cấp này phát triển đến một giai đoạn nhất định thì rơi vào trạng thái ngủ. Xử lý cây ở nhiệt dộ thấp (18 – 25oC) hoặc trong điều kiện chênh lệch nhiệt độ ngày đêm 8 – 10oC sẽ mọc ra chồi hoa.

Hoa Mai Tết Bình Định


Tags: chăm sóc lan hồ điệp, chăm sóc lan hồ điệp sau tết, chăm sóc lan hồ điệp đang nụ, chăm sóc lan hồ điệp khi ra hoa, chăm sóc lan hồ điệp tết, chăm sóc lan hồ điệp sau ra hoa, chăm sóc lan hồ điệp con, chăm sóc lan hồ điệp ra hoa, chăm sóc lan hồ điệp mini, chăm sóc lan hồ điệp bị vàng lá, cách chăm sóc lan hồ điệp bị vàng lá, cách chăm sóc lan hồ điệp bị thối rễ, phong lan hồ điệp bị vàng lá