Download Sách hướng dẫn trồng mai - Giáo trình nghề Bộ NN & PTNT Tải về

Triệu chứng cây mai vàng bị xoăn lá non và thuốc đặc trị bọ trĩ cho cây mai vàng

Vui lòng đợi 0 giây...
Cuộn xuống dưới và click vào Go to Link để đến trang đích
Chúc mừng! Liên kết được tạo
Sau khi cắt tỉa cành, phục hồi phân thuốc cho cây mai,  sau 2 tuần cây mai bắt đầu ra những đọt lá non đầu tiên. Tuy nhiên cây ra lá rất đẹp nhưng toàn bộ lá mai non bị queo lại, lá mai non bị xoắn lại mà không biết lý do tại sao.

Và nếu nhìn kỹ mặt dưới của những lá mai non xuất hiện những con vật nhỏ xíu như đầu mũi kim, dài khỏang trên dưới một ly mầu trắng, màu xám hoặc màu nâu đen và chúng bò nhanh và những lá mai non này bị nhỏ lại không phát triển được và bị khô cháy ở xung quanh, mép lá và bị cong
Sát thủ dấu mặt Bọ trĩ hại mai vàng khiến cây mai vàng bị xoăn lá non
Tất cả những dấu hiệu  khiến mai vàng bị xoắn lá non , lá mai non bị queo mà bạn quan sát như trên là do tác nhân Bọ trĩ, dân gian còn gọi là Bù lạch gây ra.
Bọ trĩ có tên tiếng anh là Rice Thrips tên khoa học là Stenchaetothrips biformis thuộc Họ Thripidae, Bộ Thysanoptera.
Đây là loại côn trùng có vòng đời sinh trưởng ngắn, thường chỉ vào khoảng 2 tuần. Trong đó gồm 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng thật và trưởng thành.
Bọ trĩ trưởng thành có khả năng bay xa theo hướng gió nên có mức độ lây lan và phát tán nhanh. Chúng sống dựa vào việc hút nhựa non của lá, chồi và nụ hoa.
Dấu hiệu xuất hiện các loại ấu trùng nhỏ có màu trắng hơi vàng tập trung ở các bộ phận non của cây như phần đọt non, mặt dưới lá non, gần gân lá làm cho lá mai bị xoắn lại, búp non chậm phát triển sau đó khô và chết.
Bọ trĩ thường tấn công vào lá trưởng thành, lá non, đọt non, nụ hoa và cả hoa đã nở.
+ Chúng thường tập trung ở mặt dưới của lá và làm lá mai bị xoăn lại
+ Nụ hoa chậm hoặc không thể nở, nếu nở hoa cũng không tròn đều, thường bị lệch
+ Hoa nở bé, màu sắc kém, mau tàn hơn so với thông thường.
+ Các lá trưởng thành, mặt trên lá sẽ xuất hiện quầng màu nâu sậm loang lỗ
Bò trĩ hay bù lạch xuất hiện gây hại chủ yếu vào mùa khô nóng, đất khô hạn. Phát sinh ở điều kiện nhiệt độ 27 – 33ºC và ẩn nấp trong rơm rạ, cây cỏ gây hại cho vườn trồng.
Cây mai ra đọt non thì con trưởng thành của chúng sẽ di chuyển từ nơi khác tới đẻ trứng trên những đọt lá non, sau khi đẻ vài ngày trứng bắt đầu nở ra con bù lạch non (con ấu trùng).
Cơ thể của bù lạch rất nhỏ. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều chích hút nhựa của những lá non, tạo ra những vết lấm tấm trắng nhỏ li ti. Những lá bị hại sẽ mất dần chất dinh dưỡng, phát trển không bình thường, nhỏ lại, mép lá bị khô cháy và cong lên như hình lòng mo, lá trở lên thô cứng.
Khi những lá bị hại chuyển sang giai đọan bánh tẻ và già, thức ăn không phù hợp cho chúng, chúng lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Bù lạch thường gây hại nhiều trong mùa khô, khi mùa mưa đến mật số bủ lạch sẽ giảm dần.
Điều gì xảy ra nếu bọ trĩ gây hại trên cây mai của bạn khiến lá mai bị xoăn lá non
+ Hư bộ lá của cây mai bao gồm cả lá trưởng thành và lá non, đọt non không thể phát triển
+ Giảm cả chất lượng và số lượng hoa rõ rệt. ( sau khi cây mai nở hoa)
+ Cây suy giảm dinh dưỡng do bị bọ trĩ hút, cây dần kém phát triển
+ Bệnh lây lan nhanh, nếu không ngăn chặn được sẽ ảnh hưởng đến những cây mai khác hoặc cả vườn.
+ Khi gây hại nặng, cây sẽ tàn lụi và ủ mầm gây hại cho những mùa sau.
Cách Phòng ngừa, khắc phục và trị bệnh bọ trĩ gây hại trên cây mai khiến cây mai bị xoắn lá non, lá mai non bị queo
+ Trước hết khi trồng mai các bạn cần làm đất thông thoáng, mật độ cây trồng không được quá sát nhau. Thường xuyên kiểm tra vườn cây rau, quan sát kỹ các đọt non và mặt dưới của những lá non.
+ Ngưng ngay việc bón phân, kể cả phân bón lá vì nguồn dinh dưỡng này chỉ làm tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho bọ trĩ gây hại
+ Cắt tỉa toàn bộ hoa đang và sắp nở trên cây (đều mà không ai muốn) , cắt tỉa lá già. Dọn dẹp rác xung quanh gốc cây và khu vực xung quanh để hạn chế tối đa nơi ẩn nấp của bọ trĩ (nên đốt sạch rác sau khi dọn)
+ Đối với những cây mai chưa sử dụng thuốc trị bọ trĩ lần nào bạn có thể sử dụng Radian với liều lượng như trong hướng dẫn sử dụng.
Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc một cách hợp lý và liều lượng thích hợp, tránh phun quá nhiều lần liên tiếp sẽ dễ làm bọ trĩ kháng thuốc.
+ Khi phu thuốc cho cây nên phun kỹ cả hai mặt của lá và sử dụng thêm thuốc bám dính để tăng tác dụng
+ Nên phun thuốc vào chiều mát hoặc sáng sớm, nhưng nếu là sáng sớm nên lưu ý phun khi không còn sương.
Các loại Thuốc trị bọ trĩ cho cây mai vàng, khắc phục mai vàng bị xoăn lá non
Trị bọ trĩ cho mai không khó, Khi phát hiện dấu hiệu bệnh ban đầu thì có thể sử dụng luân phiên một trong các thuốc phun xịt trực tiếp lên các đọt và lá non của cây. Bù lạch có tính kháng thuốc rất cao, nên cân phải thay đổi thuốc thường xuyên:
Dưới đây là các loại thuốc đặc trị bọ trị cho cây mai vàng:
+ Admire; Abamectin; Azadirachtin (Vineem 1500EC)
+ Beta – Cyfluthrin (Bulldock 025EC); Bacillus thuringiensis
+ Cyperan 5EC – 10EC; Confidor 100SL
+ Danitol; Dinotefuran (Oshin 100SL)
+ Emamectin benzoate (Emalusa 35EC)
+ Matrine (Sokupi 0.5SL)
+ Regent 800WG
+ Selecron 500EC
+ Vibamec 1.8EC – 3.6EC
+ Polytrin 440EC
Liệu trình phun thuốc diệt bọ trĩ:
Đợt 1: Phun thuốc sau khi phát hiện có vết tích của bọ trĩ.
Đợt 2: phun cách đợt 1  3 ngày.
 Đợt 3: Phun  cách đợt 2  từ 5-7 ngày.
Nếu mật độ bọ trĩ, bù lạch tấn công nặng vào vườn mai thì phải sử dụng loại thuốc Oncol 20ND, Bassa 50ND hoặc Pegasus 500SC để tiêu diệt bệnh.
Sau khi dùng thuốc diệt bọ trĩ  cho cây mai bạn cần nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị dính bệnh nặng để tránh bị lây bệnh sang cây khác.
Hi vọng, với những thông tin trên, các bạn sẽ có sự phòng tránh hợp lý cho hoa mai của mình.  Hoa Mai Bình Định chúc các bạn thành công!
Hoa Mai Bình Định, xin chia sẽ thêm cho các bạn từ khi cây mai ra búp, ra nụchuẩn bị nở thì nên sử dụng một số loại thuốc có thành phần: Abamectin, Emamectin Benzoate, Acetamiprid + Dvprofezin, Azadirachtin + E. benzoate. Đây là những loại thuốc có nguồn gốc sinh học có hiệu quả và ít độc hại hơn giúp phòng bệnh bọ trĩ hiệu quả cho cây mai.
Để xem thêm nhiều bài viết về quy trình chăm sóc mai, các bạn có thể vào trang chủ Hoa Mai Bình Định để xem thêm.

 Hoa Mai Tết Bình Định

Tags: Mai vàng bị xoắn lá non, cây mai bị xoăn lá non, mai bị xoăn lá xoắn lá non, lá mai non bị queo, mai sau tết bị xoắn lá, mai bị cuốn lá, mai bị xoắn lá, cách trị lá mai non bị cuốn lá, thuốc trị bọ trĩ cho mai vàng, lá mai non bị queo, cây mai bị xoăn lá, lá mai non bị xoăn lá, vì sao mai bị xoăn lá


6 comments

  1. Chú bác trên hội xem giúp cây của em nó bị gì. Chơi tết xong em xả tàn thay đất thay chậu. Tới nay được 30 ngày cây ra đọt non cứ thế này lo quá ạ. Em cảm ơn!

    [img]https://i0.wp.com/s1.uphinh.org/2021/03/29/166583604_5629710697046970_4480467307380581631_n-1.jpg[/img]
    1. Bọ trĩ bác ơi em cũng bị như vậy xịt thuốc là ok à
    2. Cài này 1 là bọ trĩ 2 là dư phân bón lá. Xịt phân bọn lá nhiều quá cũng bị
    3. Mình cũng bị như vậy nè
  2. Theo mình biết thì do dư phân bón lá, và giống mai này nó vậy. Mình có 1 cây luôn luôn như thế trong khi tất cả các cây khác bình thường( cùng chế độ chăm sóc)
    1. Đồng ý với bạn, cây mình cũng bị như vậy cứ nghĩ là do bọ trĩ, rồi cũng mua thuốc về xịt xịt...nhưng xịt đến cỡ nào cũng không có tác dụng :trope:
Bình luận theo nguyên tắc cộng đồng trên diễn đàn Hoamaixunau!
Oops!
Có vẻ như đã xảy ra sự cố với kết nối internet của bạn. Vui lòng kết nối với internet và bắt đầu duyệt lại.
AdBlock Detected!
Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng plugin chặn quảng cáo trong trình duyệt của mình.
Hãy xem xét hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa ứng dụng chặn quảng cáo của bạn, nó giúp chúng tôi trong việc phát triển Trang web này. Cảm ơn!
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.
Tắt Quảng Cáo [X]