Vì sao phải lặt lá mai giữa năm và có nên lặt lá mai giữa năm hay không?
https://hoamaixunau.blogspot.com/2020/05/Khi-nao-nen-lat-la-mai-giua-nam.html
Có nên lặt lá mai giữa năm hay không, vì sao lại lặt lá mai giữa năm trong miền Nam.
Đây là câu hỏi mà Hoa Mai Bình Định
nhận được rất nhiều từ các bạn độc giả trong thời gian qua. Thật sự mà nói việc
lá mai giữa năm đã đề cập nhiều trong rất nhiều năm qua, và vấn đề chủ yếu thường
gặp tại các nhà vườn hoặc các bạn chơi mai trong miền Nam.
Vậy để lặt lá mai giữa
năm như thế nào cho đúng, tại sao phải lặt lá mai giữa năm trong miền nam hôm nay Hoa Mai Bình Định sẽ
cùng chia sẽ với các bạn trong bài viết bên dưới.
Tại
Bình Định thì không có lặt lá mai giữa năm, khí hậu trong miền Nam và Miền
Trung rất khác cả về điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng. Trong Nam chỉ
có 2 mùa mưa và nắng còn miền Trung thì 4 mùa xuân Hạ Thu Đông. Vì vậy mà đòi hỏi
chế độ chăm sóc cả hai vùng miền cũng đều khác nhau.
Mai
bình định sau khi qua tết được cắt tỉa, bấm đọt tạo dáng đến hết tháng 6, bắt đầu
tháng 7 việc cắt tỉa cành tạm ngưng để cây dồn sức nuôi nụ hoa, cũng vì lẽ đó
nên cây không dồn sức nuôi nụ và cuối năm nếu canh thời điểm lặt lá chính xác
thì mai sẽ nở kịp tết.
Tại sao trong miền Nam lại lặt lá giữa
năm và thời điểm nào lặt lá giữa năm?
Việc
lặt lá mai giữa năm chung vi lại chỉ để cây mai không nở sớm trước tết, việc lặt
lá mai giữa năm là vì các nguyên nhân sau:
+ Trường
hợp 1 trong quy trình chăm sóc mai không có công đoạn cắt tỉa, bấm cành cho cây
mai, dẫn đến cây dồn lực nuôi mầm hoa và những nụ hoa này sẽ bắt đầu nở sớm
trong khoảng tháng 11 và đầu tháng 12. Và nếu nở cây sẽ không đồng loạt.
+ Trường
hợp 2 là do những cây mai đã già, thành thục, nụ hoa lớn có khả năng nở trước tết
trong tháng 11 và 12.
+ Trường
hợp 3 do thời tiết, khí hậu thổ nhưỡng, quy trình chăm sóc mai.
Các bạn lưu ý những điều sau:
Đối
với những cây mai già, đã trổ hoa nhiều năm mới dùng biện pháp lặt lá mai, và mầm
hoa đã thành thục khả năng trổ hoa rất cao.
Việc
trẩy lá mai giữa năm, với những cây mai già khả năng mang hoa đậu trái cao và
nó sung khỏe, chúng ra mới lặt lá mai. Những cây tơ, cây còn nhỏ không nên lặt
lá mai tại vì sức khả năng thành thục sinh sản còn yếu chậm hơn những cây mai
trưởng thành, cây mai đã lớn.
Sau
khi lặt lá, Mai ra lá đầy đủ, nách lá mang mầm hoa bình thường đến tết nở bình
thường.
Thời điểm lặt lá mai giữa năm?
Năm nay
là năm nhuần 2020 (nhuần 2 tháng tư), thời điểm lặt lá mai thích hơp nhất đó là
bước vào tháng 6 ÂL, các bạn lặt lá. Và lưu
ý là phải theo như những lưu ý ở trên, chứ không phải cây nào cũng phải lặt lá.
Công việc lặt lá chỉ đảm bảo để nụ hoa ra đúng dịp tết như kết quả các bạn mong
muốn. Và hiện nay có rất nhiều vùng miền còn rất xa lạ với khái niệm lặt lá giữa
năm như trong miền Nam.
Mai chậm ra nụ phải làm sao?
Các
bạn có thể dùng một số loại phân bón lá NKP 10:50:10 tỉ lệ lân cao để chuyển
hóa quá trình sinh trưởng sang sinh sản để hình thành mầm hoa hạn chế ra đọt
non, mầm hoa sẽ mập và thành thục, đến tết sẽ trổ bông lớn và sẽ nhiều bông
hơn.
Các bạn
cũng có thể sử dụng một số phân bón humic + dap bón gốc cho cây( cung cấp hữu
cơ và cấp nguyên tố lân hình thành mầm hoa).
Các bạn có thể xem thêm:
- Phânbón kích nụ, làm búp cho cây mai.
- Cáchcắt tỉa cành mai sau tết.
- Thuốcxịt rụng lá mai có tốt không?
Hoa
Mai Tết Bình Định
Xin chào mọi người, mai không có nút kim thì có tạo nụ được không ạ. Nếu bây giờ vẫn chưa có nút kim thì phải làm sao. Em ở Quảng Nam. Mình mới biết chơi, xin anh em chỉ giúp. Xin cám ơn
ReplyDeleteThời gian này đang là thời kỳ dưỡng lá mà nút kim thì sớm cũng cuối tháng 6 âm lịch nhé.
Delete