Thật ra việc tưới nước gồm 2 phần đó là
CÁCH TƯỚI và CHU KỲ TƯỚI , hôm nay em xin mạn phép chỉ nói về " cách tưới
", còn phần "chu kỳ tưới " xin để hôm khác mình sẽ tiếp tục thảo
luận sau.
Từ trước giờ, việc cầm vòi tưới - đơn giản mà
nói là chỉ cần " đổ nước vào gốc " là xong ? đổ đến khi nào nước chảy
ra lổ thoát nước là xong? Sau đó tưới toàn bộ lá là hoàn tất việc tưới? Em nghĩ
chả đơn giản đến vậy !
Trước khi cầm vòi và nghĩ đến việc tưới nước
, các bác cần tập thói quen tiên quyết là ... tưới đúng giờ , cứ mỗi ngày , vào
một giờ cố định cho việc tưới điều đó gần như là việc mình " thuần "
cho cây hiểu là đến giờ tưới và tự bản thân cây sẽ hiệu chỉnh được thói quen
" dùng " nước của bản thân. Điều thứ 2 nên làm là kiểm tra đất dưới
đáy chậu và đất trên mặt chậu đang ở " tình trạng " như thế nào để
quyết định việc tưới của mình .
"Giữa 2 lần tưới phải có một lần khô mà
cây không héo lá" đây là lời hướng dẫn rất chính xác của bác Mục dành cho
các anh em chăm cây Mai Vàng , nhưng rất tiếc một số anh em tuy có nghe bác nói
nhưng vẫn không " ngộ " ra được và cây vẫn bị tình trạng "vàng
lá gân xanh " do thừa nước, sau đó lại quay lưng " cắn " chính
thầy mình và bảo là ... phương pháp sai ? Tại sao sai mà bao nhiêu anh em chăm
theo hướng dẫn và cách tưới của bác Mục cây lại tốt tươi , lá xanh bóng ?
Giả sử em chia khoảng cách chiều cao của một
cái chậu thành 5 phần theo thứ tự từ miệng chậu xuống đáy chậu ( đầy chất trồng
) là 1 - 2 - 3 - 4 - 5. Vậy khi mọi người kiểm tra đáy chậu ( phần 5 ) nếu thấy
khô mà không héo lá thì ta có quyền tưới ? - dĩ nhiên .
Nhưng nếu xảy ra tình trạng, mặt chậu khô
đáy chậu ẩm hoặc ướt mà lá nhìn đã héo hoặc hơi rũ có nên tưới ? Theo em chắc
chắn phải tưới vì cây đã thiếu nước. Do cách mình vào chất trồng (khi thay chất
trồng) tạo nên tình trạng này . Quá trình trồng lại cây (sau khi nhổ - xử lý )
các bác lót vùng đáy (phần 5 ) quá nhiều đội lên một lớp dầy sau đó đặt bầu cây
(rễ) lên ,dĩ nhiên phần 5 lúc này chưa thể có rễ " ăn "xuống giai đoạn
này cộng với lớp chất trồng quá dày, trong khi mình chỉ " thọc " được
vào lổ thoát đáy chậu không sâu nên thấy việc chất trồng còn ướt và bỏ qua
không tưới - có ngờ đâu phần 2 , 3 , 4 (là phần ôm bầu rễ đã khô ) và phần tiếp
giáp đáy bầu rễ với phần 5 cũng đã khô => cần lưu ý việc đổ lớp lót chất trồng sao
cho phù hợp và không quá nhiều để dễ cho việc kiểm tra chính xác nhất !
Trường hợp 2: mặt chậu ướt, vùng 2 , 3 , 4 , 5 khô, cây héo lá - trường hợp này
thường chỉ xảy ra với cây đã vài năm chưa thay chất trồng , phân hữu cơ tích tụ
vài năm tạo thành một lớp màn ngăn và trữ nước trên bề mặt nếu nhìn bằng mắt mà
không kiểm tra đáy chậu và nhìn kỹ lá sẽ nghĩ cây đủ nước và không tưới - việc
tưới lúc này cũng rất khó và lâu, vì để "bơm"được lượng nước
"thoát" được xuống đáy chậu và rĩ ra ngoài thì mất rất nhiều thời
gian cộng với việc lớp mặt trữ nước nhiều sẽ dẫn đến tình trạng dư nước => VÀNG LÁ GÂN XANH
Trường hợp 3: đáy chậu ( phần 5 ) ướt, mặt chậu khô và
cây KHÔNG HÉO LÁ (trường hợp xảy ra khá phổ biến trong giai đoạn nắng nóng và
cây chưa đủ bộ lá để che mặt chậu khỏi ánh nắng) tuy đáy chậu còn ẩm (hoặc ướt
) nhưng mặt chậu lại quá khô thì có nên tưới ? CHẮC CHẮN PHẢI TƯỚI nhưng lúc
này khá khó , bác phải xác định mặt chậu khô xuống đến vùng nào? 2 , 3 hay 4?
Mà canh lượng nước tưới cho phù hợp, với các nhà vườn chuyên nghiệp họ chỉ cần
cầm vòi , nhìn chậu và lia vòi nước với lượng nước vừa đủ . Nên có lúc nào đó
các bác vào thăm vườn mai, thấy nhà vười tưới cây nhưng có cây thì lỗ thoát nước
chảy , có cây thì không chảy đừng vội ... chỉ họ tưới, họ cười cho đấy. MÌNH
CHẮC CHẮN không bằng NHÀ VƯỜN đâu ạ, đừng ẢO TƯỞNG, hihi . Việc này đòi hỏi
phải có kinh nghiệm , hoặc phải kiểm tra thủ công bằng việc kiểm tra đất sát
vành chậu .
Định nghĩa thế nào là ƯỚT, KHÔ, khi kiểm
tra đáy chậu và tưới nước chảy thoát qua lỗ thế nào là vừa đủ thế nào là dư em
sẽ nói trong bài sau nhé! Giờ khuya quá và em cũng " đơ " tay rồi ,
mong các bác thông cảm!
Bài chia sẽ của bạn xiu khung
“Hội nhóm chăm sóc mai
vàng”