Download Sách hướng dẫn trồng mai - Giáo trình nghề Bộ NN & PTNT Tải về

Hướng dẫn ghép cành cây mai đúng cách

Vui lòng đợi 0 giây...
Cuộn xuống dưới và click vào Go to Link để đến trang đích
Chúc mừng! Liên kết được tạo

Với cây mai thường dùng phương pháp ghép để nhân giống. Có thể nói  việc ghép mai chính là mơ ước của con người từ bao đời nay.

Hướng dẫn cách ghép mai vào thân

Trồng một cây mai nhưng có hoa không đẹp, nhìn thấy một cây khác có hoa đẹp hơn, người ta có ước muốn làm sao mang hoa đẹp nầy dưa vào cây mai của mình để lúc nào cây mai cũng có những hoa như thế. Cái mơ ước “Di hoa tiếp mộc “ hay “ Hóan cốt đọat thai” đã hình thành nhưng trước đây có mấy ai làm được.

Việc ghép cây người ta đã biết từ lâu nhưng ở Việt Nam thì khởi đầu từ năm 1937 khi linh mục Nguyễn Trung Ngôn giáo xứ Phan Thiết giúp cho các Ông 2 Trí, 6 Trị ở Cái Mơn và một số người khác vào học Trường Canh Nông của Pháp để học các phương pháp ghép cây và chủ yếu là ghép bo và ghép đọt nhưng mãi đến những năm 70 do nhu cầu cần nhân giống nhanh một số cây chủ yếu là cây ăn quả nên việc ghép cây được thực hiện nhiều hơn, đến nay thì nó rất phổ biến .

Một người trồng cây bình thường nếu để ý đến một số nguyên tắc cơ bản thì cũng có thể ghép được . Trước đây người ta không gọi là ghép hoặc tháp như hiện nay mà dùng từ 'rép” được đọc trại ra từ tiếng Pháp là greffer .

Trong bài chia sẽ này tôi chỉ xin được đề cập đến 3 phương pháp chính thường dùng là ghép, chiết và giâm cành. Trong đo phương pháp ghép được dùng phổ biến để nhân giống vô tính.

Thế nào là ghép mai và các điều kiện để ghép

Ghép (tháp) mai: là việc mang chồi hoặc mầm của cây mai đẹp ghép lên cây mai bình thường .

Ghép mai có thể ghép nhiều cách khác nhau như :Ghép bo (mầm), ghép tược (mắt kim), ghép cắm đọt (ghép chọt), ghép áp, ghép xuyên thân, ghép chẻ (ghép nêm)…

Muốn ghép thành công trong tất cả cách ghép phải lưu ý các điểm sau:

- Thân ghép (cây mẹ) phải ở thời kỳ sung sức (có nhiều lá non trên ngọn., khi tách vỏ dễ dàng). Trước khi ghép nên có thời gian chăm sóc bón phân cho cây tốt hơn, (Có thể tưới Urê lõang trước khi ghép trên 10 ngày).

- Mắt ghép phải lấy ở những nơi cao, có nhiều ánh sáng, không bị sâu bệnh ( nếu ta lấy chồi ghép đang bị bọ trĩ thì khi chồi phát triển bị bọ trĩ ngay từ khi còn trong bọc nylon cả những lọai nấm bệnh cũng có thể truyền từ cây mẹ sang chồi ghép và ngược lại ) tuổi mắt ghép gần với tuổi cây mẹ thì tốt hơn.

- Cây mai phát triển nhanh từ giữa mùa Xuân và mùa Hạ, nếu mắt ghép phát triển trong giai đoạn sau Tết thì thích hợp nhất , vì thế nên ghép mai từ tháng 1 dl đến tháng 6 dl thì tốt nhất, tuy nhiên mai có thể ghép bất kỳ tháng nào cũng được, thường vào giai đoạn sinh sản khi ghép tược mai phát triển hơi chậm hoặc có khi bị ngủ không phát triển.

- Cây ghép có độ lớn bằng đầu cây đủa hoặc bằng ngón tay út thì ghép tốt nhất

- Ghép trực tiếp lên thân hay nhánh cũng được nhưng vỏ cây già khó tách , khi mắt ghép liền da thì phát triển hơi chậm hơn ghép trên cành còn non.

- Phải bao chồi ghép lại để chồi không bị héo trước khi liền da và nhận được dinh dưỡng của cây mẹ nhất là ở mùa nắng nhiều

Tóm lại : Điều kiện cần và đủ để ghép thành công là: Cả cây mẹ và bo ghép không bị bệnh và phát triển tốt - Bo ghép tiếp nhựa được và không bị khô trong thời gian chờ được tiếp nhựa.

1.1 Dụng cụ ghép cần:

- Dao cắt : Tùy theo cách ghép phải có dao thích hợp như ghép bo cần dao nhỏ bén như dao mỗ trong y khoa, lưỡi lam…ghép chọt cần dao lón hơn để gọt chồi, 1 dao cứng hơn để tách vỏ cây.

2 cây gấp ( 1 để đưa chồi vào vị trí ghép, 1 để banh lớp vỏ ra , nếu bo ghép không còn lá )

Cuộn dây nylon loại mềm để cột (có thể dùng băng keo non loại quấn ống nước nhưng hơi đắt hay bất cứ loại dây không thấm nước nào cũng được )

Kéo cắt cành và lá.

Bao nhựa nhỏ và một số mãnh nhựarời để bao chồi ghép sau khi ghép.

Lưu ý : mỗi vùng những người ghép mai có thể dùng các dụng cụ ghép hơi khác nhau

1.2 Các phương pháp ghép mai:

Trước đây người ta thường ghép bằng bo (mầm ) hoặc mắt kim nhưng hiện nay để ghép được nhanh hơn các nhà vườn thường ghép cắm đọt (còn gọi là ghép chọt)..Công việc ghép gồm có 3 phần chính: Mở miệng ghép – Lấy bo hay chồi ghép – Đưa chồi vào vị trí ghép , cột và  bao lại bảo vệ chồi ghép

a/ Ghép bo (mầm ) và ghép chồi (mắt kim):

Đây là 2 cách ghép hoàn toàn như nhau , khi ghép dùng mắt ghép là bo hoặc chồi : Chọn vị trí ghép , thuận lợi nhất ghép bên dưới cành (vỏ dày hơn, mắt ghép khi phát triển nằm hơi ngang cũng đẹp .

Mở miệng ghép: có thể mỡ miệng ghép theo nhiều cách khác nhau như : mỡ miệng ghép theo chữ T (phương pháp người Nhật), chữ I , chữ U hay hình thức gì cũng được không quan trọng lắm nhưng chú ý phần vết cắt để tiếp chồi ghép phải thật sắc Thí dụ mỡ miệng theo chữ T: phải dùng dao lam khứa ngang trên lớp vỏ độ 6 mm (vị trí cao nhất), rồi khứa dọc xuống khoảng 1cm rồi tách 2 lớp vỏ bên ra sát ở vết cắt ngang ( trường hợp chữ I thì cắt ngang 2 vết cách nhau 1 cm, cắt dọc xuống ở giữa và tách 2 bên vỏ ra).

Chú ý: Kích thước trên chỉ mang tính tham khảo, kích thước thật phụ thuộc hoàn toàn vào cành ghép và chồi ghép

Lấy chồi ghép :Lấy bo ghép bằng cách cắt 2 vết ngang trên và dưới một bo mầm, nên chọn nơi còn lá thì tốt hơn, cắt dọc xuống 2 vết ở hai bên mầm ghép, dùng dao cứng tách lớp mầm ghép ra khỏi vỏ, cắt bớt 2/3 lá, dùng một cây gấp banh 2 lớp vỏ ra , tay cầm chỗ chiếc lá đặt chồi ghép vào vị trí ghép của cây mẹ.(nếu không có lá phải dùng cây gấp khác gấp nhẹ đưa cồi vào vị trí ).

Đặt chồi để cây mẹ cung cấp một phần nhựa cho chồi ghép nên đặt thật sát 2 vết cắt ngang của cây mẹ và chồi ghép liền nhau, dùng dây nylon cột từ dưới trước rồi lên trên, cột vừa tay thôi, nếu chặt qua nhựa khó lưu thông còn nhẹ quá lớp vỏ của chồi ghép không tiếp xúc sát với tượng tầng làm chồi khó phát triển ( Các chi tiết nầy không thấy nói tới trong các tài liệu về ghép cây). Trường hợp ghép theo chữ I thì chỉ cần chú ý đến vết bên trên thôi, nếu cả trên và dười cùng tiếp xúc thì tốt hơn.

Dùng plastic bao kín lại (không lảy bỏ lá , chỉ cắt bớt một phần lá ).

Trường hợp chồi ghép là tược nhỏ (hoặc chồi ) cách ghép cũng như trên chỉ khác cách lấy chồi ghép thôi. Chồi ghép có mắt kim và lá, cắt 2 vết trên và dưới như ghép bo, dùng dao lam cắt một lớp mỏng (cả vỏ có thể mắt ghép còn một ít gỗ của chồi) tương tự như ghép bo mầm nhưng thời gian chờ cho liền da thì phải hơn 20 ngày mới mở bao và khi cắt ngọn cây mẹ xong nên dùng bao plasic nhỏ bọc lại cả chồi ghép thêm khoảng 10 ngày nữa chờ cho chồi có hiện tượng bung lá thì mở ra luôn.

Cách ghép bằng mắt kim dễ thấy kết quả hơn và khi chồi phát triển thì nó phát triển nhanh hơn ghép bo (ghép bo có khi chồi ghép còn xanh, khôngnhững không bung tược non được, một thời gian thì chết luôn).

Ưu khuyết điểm của ghép bo và ghép chồi: Ghép cần phải tỉ mỉ, đặt chồi ghép vào vị trí chính xác thì kết quả mới cao, tuy nhiên cách ghép nầy chồi ghép khi phát triển thì rất tự nhiên như chồi thật của cây

b. Ghép cắm đọt:

Ghép cắm đọt hay còn gọi là cách ghép chọt , ghép cắt rất đơn giản và thực hiện nhanh. Đây là cách các nhà vườn thực hiện nhiều nhất. Khi chồi ghép tiếp nhựa được thì nó phát triển nhanh

Mở miệng ghép

- Dùng dao thật bén vạt xéo khoảng 20 độ theo hướng đứng của cây sâu khoảng từ 5 mm đến 8 mm, tách nhẹ vết vạt rộng ra.

- Nếu là cành ghép được cưa ngang thì có thể dung dao rạch 2 đưiờng song song cách nhau vài ba milimet ( tùy chồi đưa vào lớn hay nhỏ) từ trên xuống độ 2 cm rồi tách vỏ phần đó ra.

- Có thể dung tuột-nơ-vít được mài bén hoặc cái đựt nhỏ đâm xéo vào vỏ đến lớp mộc, sâu xuống độ 1,5 cm đến 2 cm để làm miệng ghép.

- Chồi ghép Chồi ghép là ngọn của một nhánh mai nhỏ (ở thời kỳ ổn định, nếu có nhiều lá non phải bỏ đoạn đó đi), độ dài khoảng 3cm hoặc 4 cm, phía dưới dùng dao thật bén gọt xéo(theo hướng tự nhiên) 2 bên tương ứng với vết vạt của cây mẹ.

- Đặt chồi vào vết vạt của cây mẹ ,chú ý các phần da vạt phải tiếp xúc nhau, dùng dây nylon cột kín phần tiếp xuc của cây mẹ và chồi ghép lại (cột vừa tay), dùng bao nhựa bọc kín cả chồi ghép lại và cột kỹ bên ngoài để chồi ghép không bị thoát hơi nước, tốt nhất từ 25 đến 30 ngày mở bọc ra nếu thấy chồi tươi và vỏ liền nhau thì cắt bỏ đi phần ngọn của chồi mẹ (nếu có) và chăm sóc cho mai lớn. (Yên tâm hơn là sau khi cắt ngọn dùng một bao plastic nhỏ trùm và cột kín phần chồi ghép lại , khi thấy lá bắt đầu phát triển thì mở bao ra luôn.

Ưu khuyết điểm cách ghép cắm đọt Thời gian chờ chồi ghép hơi lâu , nên ghép chồi càng thấp càng tốt và không nên ghép cắm đọt chung với các cách ghép khác chồi dễ bị hư hoặc phát triển chậm .

c. Ghép áp:

Đây là cách ghép đạt tỉ lệ 100% nhưng thời gian chờ lâu hay mau tuỳ thuộc nhiều vào sự sung sức của cây mẹ và cây làm chồi ghép.

- Mở miệng ghép: Phương pháp ghép rất đơn giản chỉ cần đục lớp vỏ của cây mẹ tương ứng với độ lớn của nhánh ghép.

- Chồi ghép: là nguyên một cây mai nhỏ hơn, xác định vị trí tiếp xuc của cây mẹ và cây con ta cắt một phần nhánh ghép theo chiều dọc tương ứng với vết cắt của cây mẹ.

- Đặt nhánh ghép vào phần vỏ bị đục của cây mẹ sao cho 2 lớp vỏ cây mẹ và nhánh ghép tiếp xúc nhau (cành nhiều càng tốt) dùng dây nylon cột dính cả hai lại, chờ từ 2 tháng trở lên khi hé ra thấy 2 lớp vỏ của 2 cây liền nhau thì cắt ngọn cây mẹ cắt góc cây con ta được một cây mai ghép, nếu ghép áp để bổ sung chi cho cây thì chỉ cần cắt gốc cây con là đủ. Trong trường hợp nầy muốn nhánh ghép lớn nhanh hơn ta phải cắt một vết ngang ( không lớn hơn ¼ chu vi cây) trên nhánh ghép độ 1 cm để kích thích chồi ghép hoặc có thể không cắt gốc cây con để gốc nuôi phụ cây mẹ.

Ưu khuyết điểm cách ghép áp: Có thể ghép bất cứ vị trí nào trên cây để tạo bổ sung chi cho mai, tuy nhiên nhánh ghép nầy nếu không chăm sóc kỹ dễ bị hư, thời gian chờ hơi lâu

d/ Ghép xuyên thân:

Miệng ghép :Cũng với mục đich tạo chi cho mai như cách ghép áp , với cây mẹ ta dùng khoan khoan một lỗ xuyên qua thân tại (mũi khoan tương đương cành ghép và tốc độ quay phải thật chậm để tránh cháy lớp mộc).

Chồi ghép : dùng một nhánh mai đẹp làm nhánh ghép, cắt bỏ lá, cành quanh nhánh, luồn cành ghép qua lổ khoan đến lúc vừa chật cứng, cạo bớt một phần vỏ nhánh ghép tại điểm tiếp xúc của nhánh ghép với cây mẹ, ép thêm vào và dùng băng keo quấn thật kín lại và chờ khi thấy da chúng liền nhau thì cắt góc cây có nhánh ghép ta được một cây ghép.

Trường hợp không có khoan thì dùng cưa cưa vào thân để tạo một rãnh tương đương với nhánh ghép (hay dùng đục cũng được), nhánh ghép được cạo vỏ 2 bên, nhét nhánh vào rãnh nếu để cho vỏ hay cây tiếp xúc nhau thì khả năng liền da nhanh hơn nhưng nhánh ghép bị lệch một bên không đẹp, dùng thuốc liền da bôi vài và dùng băng keo màu đên dán kín cả vết cắt, khi da cây mẹ phát tiển bao cả nhánh ghép thí cắt góc của nhánh ghép đi.

Ưu khuyết điểm ghép xuyên thân>: như ghép áp tuy nhiến cách ghép nầy chắc chắn hơn không sợ bị hư nhánh ghép khi có va chạm

e/ Ghép chẻ hay ghép nêm :

Trồng mai nhiều năm nhưng tôi chưa thấy ai ghép mai bằng cách nầy cả (đa số dùng để ghép sứ thái), tuy nhiên tôi cũng vẫn trình bày để cho đủ các cách ghép.

Trường hợp cây mẹ không lớn hơn cây cho nhánh ghép nhiều tì ta làm như sau: Gốc cây mẹ đượcchẻ chữ V (hoặc vuốt chữ V ngược), lấy một nhánh ghép làm ngược lại liệu chừng khi lấp vào lớp vỏ trên cùng nó liền nhau, ráp nhánh vào cây mẹ dùng băng keo dán kín vị trí ghép, cột tiếp dây nylon bên ngoài, dùng một bao nhựa bọc cả nhánh ghép lại xuống khỏi vị trí ghép, chờ hơn 30 ngày, nếu thấy nhánh ghép còn tươi thì yên tâm, ta ghép đã thành công.

Trong trường hợp gốc cây mẹ lớn hơn nhiều với nhánh ghép ta làm như sau: Cưa ngang cây mẹ (vị trí tuỳ) chẻ cây mẹ ra làm hai hoặc làn tư sâu xuống khoảng 1,5 cm đến 2 cm, vót nhọn các nhánh ghép nêm vào vết chẻ sao cho da của cây mẹ và các nhánh ghép tiếp xúc nhau, dùng dây cột thật chặc vị trí ghép lại, dùng một bao nhựa trùm kin cả cây và chờ tương tự như trên.

Ưu khuyết điểm cách ghép nêm: Không thành công cao (trừ ghép sứ Thái), dưỡng cây hơi lâu mới được cây đẹp

Cách chăm sóc mai ghép như thế nào ?:

Tược ghép dù có phát triển tốt nhưng vẫn chưa cố định vào thân (ít nhất 6 tháng) nếu chồi ghép có đủ dinh dưỡng phát triển mạnh, chỉ cần một luồn gió hơi mạnh, chỉ cần mưa nặng hạt thì chồi ghép có thể tách ra khỏi thân cây mẹ. Vì thế sau khi tược ghép dài 1 dm trở lên ta có thể dùng dây nhôm để quấn quanh tược để cố định tược, nếu cần phải cột thêm dây chằng vào để giữ chặt mối ghép, có thể tranh thủ uốn nhánh được nhưng không cẩn thận có thể làm nhánh rơi ra.

Lúc đầu khi đã cắt ngọn cây mẹ thì phải thường xuyên kiểm tra xem các tược non của cây mẹ có phát triển không, nếu thấy có thì phải lảy ngay , tược cây mẹ phát triển sẽ tranh chất dinh dưỡng của chồi ghép và chồi ghép sẽ không phát triển được, chỉ khi chồi ghép phát triển lớn bằng ngón tay trỏ trở lên thì tược cây mẹ ít khi phát triển nữa.

- Nếu ghép bo hay mắt kim: Khoảng hơn 2 tuần mở bao ra nếu thấy liền da và chồi ghép còn xanh thì yên tâm chồi ghép đã sống và chuẩn bị phát triển , dùng kéo cắt cành cắt ngang cây bên trên cách chồi ghép từ 2 đến 2,5 cm, tiếp tục dưỡng cây khi thấy bất cứ nơi nào ngoài chồi ghép có tược phát triển thì phải lảy bỏ ngay (Luôn nhớ rằng nhánh mai ghép bao giờ cũng phát triển yếu hơn nhánh mai nguyên thủy)

Thường phải mất hơn 3 năm thì nhánh ghép mới phát triển hòan chỉnh và cho hoa như nhánh mai nguyên thủy, vì thế nếu đã biết rõ lọai hoa như thế nào rồi thì hai mùa đầu đến Tết thì lặt tất cả nụ trên cây ghép không cho nở để chất dinh dưỡng tập trung nuôi cây.

Hy vọng với những chia sẽ trên các bạn có thể chọn cho mình cách ghép mai phù hợp để cho ra các giống mai mới. Để cho diễn đàn hoa mai Bình Định được sự tương tác giữa các thành viên, các bạn hãy tham gia bình luận, góp ý cùng chia sẽ những kiến thức chăm mai để mọi người cùng học hỏi nhé.

Chúc các bạn gặp nhiều may mắn.


Bình luận

Bình luận theo nguyên tắc cộng đồng trên diễn đàn Hoamaixunau!
Oops!
Có vẻ như đã xảy ra sự cố với kết nối internet của bạn. Vui lòng kết nối với internet và bắt đầu duyệt lại.
AdBlock Detected!
Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng plugin chặn quảng cáo trong trình duyệt của mình.
Hãy xem xét hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa ứng dụng chặn quảng cáo của bạn, nó giúp chúng tôi trong việc phát triển Trang web này. Cảm ơn!
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.
Tắt Quảng Cáo [X]