Download Sách hướng dẫn trồng mai - Giáo trình nghề Bộ NN & PTNT Tải về

Chọn chậu trồng cây mai Bonsai như thế nào cho hợp với dáng cây?

Vui lòng đợi 0 giây...
Cuộn xuống dưới và click vào Go to Link để đến trang đích
Chúc mừng! Liên kết được tạo

Người trồng mai sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi cân nhắc việc trồng cây ngoài trời, trong nhà để tô điểm thêm không gian sống. Việc chọn kích cỡ cho chậu được xem như là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất, bởi nó đòi hỏi bạn phải hiểu được mục đích và loại cây muốn trồng.

Bài viết này  Hoa Mai Bình Định sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chọn chậu đẹp cũng như vị trí đặt chậu sao cho hiệu quả nhất nhằm giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chọn mua chậu cây trồng mai.

1. Các loại chậu thường dùng

Không phải cây cảnh nào cũng có thể trồng một chậu bất kỳ nào đó cũng đạt được sự tương xứng. Kiểu dáng cây nào phải được trồng trong kiểu dáng chậu nấy mới được gọi là đẹp, là thích hợp.

Hình 3.28. Các loại chậu

Hơn thế nữa, kích thước của chậu đối với cây cảnh cũng còn tùy thuộc ở bộ rễ, chiều cao và cành cây. Do đó đều phải tùy loại cây mà chọn chậu làm sao cho thích hợp với nó.

Cây cảnh có nhiều kiểu dáng khác nhau, chậu cũng có nhiều hình dáng khác nhau. ình vuông, hình chữ nhật, hình bầu dục, hình chòn, hình lục giác, chậu cao, chậu thấp, rộng, hẹp và đều có nhiều kích c khác nhau (hình 3.28).

Ngoài hình dáng màu sắc của chậu cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai. Các màu sắc thông thường hiện nay của chậu là màu xanh dương, màu lục nhạt, màu nâu, màu đỏ, màu đất nung, màu tím đất... và xu hướng của các nghệ nhân ưa dùng màu tối (màu đục mờ) để tăng vẻ cổ xưa già cỗi của cây Bonsai.

Do đó thường chọn màu nâu (giống màu của đất) màu xám (nhã nhặn, phù hợp với việc trưng bày trong nhà). Màu tím, đất đỏ (thổ chu) thích hợp cho các loại cây lá kim: Thông, tùng... Chậu trồng Bonsai có hoa thường có màu sắc dối nghịch với màu sắc của hoa, ví dụ như hoa trắng dùng chậu màu nhạt, vàng hay lục, nếu hoa màu đỏ nhạt chọn chậu màu xanh dương đậm hay nhạt, còn hoa vàng nhạt dùng chậu màu lục đậm.

Nếu hoa, lá đổi màu đỏ vàng vào mùa thu (ở các tỉnh miền Bắc), chọn chậu màu lục nhạt hay xanh dương đậm, cây có quả sặc sử dùng chậu màu tím đất.

2.Mối quan hệ giữ cây, chậu và đôn

a. Kiểu cây cong nghiêng

Cây nghiêng có thể trồng trong các loại chậu khác nhau sẽ tạo ra cảm giác và khí phách khác nhau.

Hình 3.39. Cây nghiêng trên chậu cũng cho cảm giác ổn định

Hình 3.40. Cây nghiêng trên chậu cao mang khí phách cao nhã

Hình 3.42. Cây nghiêng trên chậu bẹt cho dáng vẻ dịu dàng, tĩnh tại


b.
Cây dáng huyền

Hình 3.43. Cây dáng huyền kết hợp với chậu cao, nhưng không được tô diểm bởi đôn nên tổng bình thường

Hình 3.43. Cây dáng huyền sau khi phối hợp với đôn cao, hình tượng lập thể đã được tô nền, nổi bật đặc điểm chót vót, cheo leo, hiểm trở

Hình 3.44. Cây dáng huyền nếu phối hợp với loai đôn lùn thì đặc điểm treo leo bị giảm


c. Cây kiểng chân thẳn

 

A. Việc phối hợp với chậu cao, không có điểm đối lập, khiến tính hùng vĩ của cây giảm;

B. Chậu vừa thì ngoại hình bình thường;

Hình 3.44. Cây kiểu chân thẳng phối hợp với chậu cao và chậu vừa

               C. Phối hợp với chậu bẹt làm nổi bật tính cách hùng vĩ;

D . Chậu dài dẹp làm tăng thêm nét tĩnh tại, ý nghĩa cảnh sắc được tang cường


Hình 3.45. Cây kiểu chân thẳng phối hợp với chậu bẹt và chậu dài bẹt

d. Kiểu thân nghiêng



A. Chậu nhỏ, cây trông có vẻ lớn, thế cây được làm nổ bật mạnh mẽ;

B. Chậu lớn trông cây nhỏ nhắn, dáng cây thanh tú rõ ràng;

Hình 3.46. Kiểu thân nghiêng phối hợp với chậu nhỏ và lớn



C. Chậu cao, trông cây lại thấp, thế cây ổn định;

D. Chậu bẹt, cây lộ dáng cao, thế cao thanh thoát

Hình 3.47. Kiểu thân nghiêng phối hợp với chậu cao và bẹt

e. Kiểu thân hoành

Hình 3.48. Kiểu thân nằm phối với chậu dài làm nổi bật dáng vẻ say xưa của chủ thể


Hình 3.49. Kiểu thân nằm phối với chậu vừa làm tăng cường cảm giác vạn động


Hình 3.50. Kiểu thân nằm phối với chậu hình vòng cung khiến sản sinh cảm giác thon thả, tung bay. Nếu có thêm phần đôn cao vừa làm cân bằng trọng tâm tổng thể

f. Kiểu nhiều thân


 

A. Chậu dài dẹp tăng độ nét, mở rộng tầm nhìn, tĩnh lặng và đẹp đẽ;

B. Chậu bẹt làm nổi dáng cây, chủ thể ton thả

Hình 3.51. Kiểu nhiều thân phối với các loại chậu

 


C. Chậu vừa, hình vuông làm giảm cảm giác nhẹ nhàng thỏa mái;

D. Chậu vừa hình tròn khắc phục được điểm yếu của chậu vuong khiến tổng thể cân đối

Hình 3.52. Kiểu nhiều thân phối với các loại chậu chậu và đôn

k. Kiểu kèm đá

 

Hình 3.53. Kiểu kèm đá phối với chậu dài dẹt làm mở rộng tầm mắt và độ nét

H 3.54. Kiểu kèm đá phối với chậu bẹt hẹp làm nổi bật hình tượng cây đá, tăng cảm giác chót vót
Hình 3.55. Kiểu kèm đá phối với chậu vừa làm tổn hại đến sự hài hòa thống nhất.


m. Kiểu tổ hợp


Hình 3.56. Kiểu tổ hợp phối hợp với chậu chậu dài, nhưng do tỉ lệ giữa chậu và cây chưa hợp lý, chậu dày nhỏ làm cho cây nhỏ nhắn

Hình 3.56. Kiểu tổ hợp phối hợp với chậu dài. Tỉ lệ giữa chậu và cây tương đối phù hợp làm nổi bật chủ thể


Hình 3.56. Kiểu tổ hợp phối hợp với chậu bẹt quá dài làm giảm bớt khả năng biểu thị của hình tượng chủ thể


3.       Vị trí trồng cây trong chậu

*Đối với cây 1 gốc, 1 thân

Hình 3.57. Cây bám đá trên chậu cạn 


Hình 3.58: Cây dáng nghiêng trồng trên chậu


Chậu hình chữ nhật, hình elip -bầu dục trồng cây ở vị trí 1/3 chiều dài chậu. Tuỳ theo hình dáng tán, sự phân cành của cây mà trồng ở bên trái hoặc phía bên phải của chậu.

Cây dáng nghiêng, hơi nghiêng trồng tại vị trí /3 chậu, hướng nghiêng của cây về phía 2/3 chậu 1còn lại.

Chậu vuông, tròn trồng cây ở giữa chậu hơi lùi về sau ngọn hơi nhô về phía trước một chút;

Chậu sâu hẹp trồng cây dáng hoành, huyền nhai thì trồng sát mép chậu phần phía ngọn cây buông xuống, phía phần đối diện tràn trí tiểu cảnh hay hòn đá tạo sự cân bằng và tôn thêm dáng cây.

Hình 3.59. Cây dáng huyền trồng sát mép chậu


*Đối với nhóm 1 gốc nhiều thân, nhóm rừng cây

Số cây là số lẻ, các cây được trồng theo nguyên tắc xa gần, mỗi thân có không gian riêng, thân không bị che lấp. Chọn 3 cây làm chính, cây thứ 1cao nhất to nhất được trồng gần, cây thứ 2 trồng trồng thẳng, cây thứ 3 hơi nghiêng tạo thành 1 tam giác.

Vị trí cây trong chậu và sự hài hòa về kích thước của cây cũng có giá trị lớn để tăng vẻ đẹp của cây Bonsai, giữ cái thế ổn định và nâng cao tính thẩm mỹ cho người thưởng ngoạn. Cây phải thật cân xứng với chậu.

Hình 3.60. Rừng cây


Đối với cây đơn độc, nếu trồng trong chậu hình chữ nhật hay bầu dục, rộng và nông thì nên trồng cây hơi lệch sang một bên, cách mép chậu về phía bên trái hoặc bên phải khoảng 7/10, tùy theo các cành nhánh, tán cây.

Nếu trồng ở chậu tròn, vuông hay lục giác, thì trồng cây ở ngay chính giữa, trừ kiểu thác đổ, trồng cây ở gần mép chậu nơi thân cây cong xuống.

Với thân cây thẳng tán lá tròn đều thì trồng cây hơi lùi về phía sau, thân nghiêng về phía trước.

Nếu tán cây lệch về một phía thì đặt cây nghiêng về phía dối diện ở khoảng 2/3 chiều dài của chậu.

Nếu thân cây nghiêng hay cong queo thì thân nghiêng về phía nào, sẽ đặt cây hơi lệch về phía đối diện và hơi nghiêng về phía trước.

Nếu cây có tán lá lớn lệch về một phía cũng trồng lệch ngược lại như trên

Nếu với Bonsai có nhiều thân từ một gốc, thì dù chậu kiểu nào, cũng đặt ngay chính giữa

Cây Bonsai mọc thành khóm hay bụi thì chủ đề chính vẫn ở giữa chậu, các phần phụ có thể rãi đều trên mặt, nhưng hơi nghiêng về phía trước.

Đối với nhóm cây hay rừng cây, thường số thân cây lẻ nên đặt cây hơi lệch về bên phải hoặc bên trái trong chậu dạng bầu dục.

Trong nhóm có 3 cây căn bản với đường kính lớn nhất thì cây có thân lớn hơn cả là chủ thể được trồng ở vị trí thích hợp nhất lệch về một phía, cách 1/3 chiều dài cũng như 1/3 chiều rộng. Còn cây lớn thứ 2 là cây phụ được trồng gần với cây chính và gần mép hơn.

Cả hai cây này được trồng thẳng đứng. Cây thứ ba là cây hỗ tương được trồng hơi nghiêng 30 độ và cách không đề 2 cây kia, cả 3 làm thành một tam giác không đều nằm gọn trong một tứ giác giữa chậu.

Các thân cây còn lại có kích thước nhỏ hơn thì tùy theo vị trí mà xếp đều đặn trên một chậu.

Như thế theo quy tắc về phối cảnh có thể bố trí toàn bộ rừng cây lệch về một phía như sau:

+ Ba cây theo một tam giác lệch

+ Năm cây theo hình thức tam giác kép

+ Chín cây theo hình thức tam giác trong lục giác

+ Nhiều cây không theo một hình thức nhất định và nếu thiên về một phía thì trồng dày về phía đó

Ngoài vị trí trồng cây trong chậu, kích thước của cây Bonsai cũng phải hài hòa với độ lớn của chậu. Điểm cần lưu ý là chiều cao của cây và bề rộng, dày của tán lá. Thông thường thân cây càng to thì chậu cần phải sâu, rộng. Cây có thân to, mập, nhưng thấp, chậu không cần sâu lắm, để gây ấn tượng mạnh về không gian và cự ly.

Thân cây mảnh mai đường kính nhỏ lại thích hợp với chậu nông miệng rộng, để không làm nặng đè thêm tổng thể. Bề sâu của chậu bằng hay hơi lớn hơn đường kính gốc cây Bonsai. Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của chậu và chiều dài của chậu lớn xấp xỉ bằng 2/3 chiều cao thân, cũng như bằng 2/3 chiều rộng của tán cây.

Chậu cây không chỉ có nhiệm vụ tôn hết vẻ đẹp của cây Bonsai, mà còn là nơi chứa chất dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển. Do đó chậu nhỏ nông chỉ để trồng các cây có tán nhỏ, bộ rễ rất ít phát triển, ngược lại cây có tán lớn, bộ rễ mạnh xum xuê thì cần chậu lớn sâu, vừa tạo thế cân bằng ổn định, vừa có đủ chất dinh dưỡng cho cây sống bình thường. Cây có tán lá càng rộng thì chậu phải có bề mặt lớn, cây có hệ rễ nổi, lan rộng thì chậu phải sâu để rễ cọc bám chặt, phù trợ cho rễ nổi ít vững chắc.

4. Đư cây vào chậu, cố định câu

Sang chậu là một công việc bắt buộc đối với người làm và chơi cây cảnh. Lâu không sang chậu, cây hỏng. Sang chậu sai kỹ thuật cây ốm và bỏ cành hoặc chết. Đa phần nhà nào cũng ít nhiều có cây cảnh trang trí ngoại thất hay nội thất. Vì vậy việc giới thiệu kỹ thuật sang chậu là rất cần thiết. Sang chậu nhằm 6 mục đích khác nhau:

Cây cảnh trồng trong chậu lâu năm, đất cứng, hết màu, rễ cây ăn ra bám vào một lớp dầy xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng rễ phía trong, cây lại hết đết nên lụi tàn rồi chết dần. Buộc phải sang chậu để thay đất cho cây.

Với địa lan, ngoài mục đích trên, còn mục đích là để nhân giống (phân lan).

Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên.

Thay đổi chậu, bể đang trồng sang một chậu, bể khác cho phù hợp với cây, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây.

Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thế cũ.

Xử lý thoát nước ở những chậu bị tắc nước.

Để cây ra khỏi chậu: Tránh đào bới và tuyệt đối không được tóm gốc nhổ lên. Làm như vậy cây bị đứt hết rễ và chết. Nếu đất trong chậu xốp, ta đặt chậu xuống nền đất mềm, hai tay cầm chặt miệng chậu nâng nghiêng chậu về phía trước, đẩy đi giật lại nhanh nhiều lần. Cứ thế xoay các phía chậu mà lay. Toàn bộ vùng đất sẽ tách rời khỏi thành chậu, ta chỉ việc đổ cây ra, bầu cây còn nguyên vẹn. Nếu cây to, một người bê chậu đổ, một người đỡ cây.

Nếu đất đã chặt, ta lấy một que sắt đầu đánh dẹt chọc xung quanh thành chậu xuống tận đáy. Sau đó thao tác như trên.

Ngoài ra có thể dùng que dẹp đầu đẩy toàn bộ vầng rễ qua lỗ thoát nước ở đáy chậu. Nếu vẫn chưa được, ta tưới nước cho ngấm thật đậm toàn bộ bầu cây hoặc dùng biện pháp cuối cùng là ngâm chìm chậu vào nước đợi cho nước ngấm đủ nhũn hết đất trong chậu, ta đưa chậu cây ra, để ráo nước rồi lay như đã nói ở trên, nhất định sẽ đổ được cây ra dễ dàng.

Hình 3.61. Để cây ra khỏi chậu


Gặp chậu phình hông, miệng chậu nhỏ hơn dưới, cây trồng lại để lâu năm không thay chậu, áp dụng các biện pháp trên không thể được, với những cây rễ sống thì dùng dao xắn một rạch thẳng xuống tận đáy chậu và vòng theo miệng chậu rồi đổ ra, với cây quý hoặc cây rất khó tính mà chậu không đáng giá thì nên đập chậu lấy cây.

Riêng địa lan không cho phép xọc, đào bới, xén vầng rễ mà chỉ được tưới đẫm nước cho rễ bong khỏi chậu rồi nhẹ nhàng lắc chậu đổ lan ra. Rễ lan to nhưng rất giòn, phải làm thật cẩn thận kẻo bị gãy.

Xử lý bầu rễ dùng dao bài sắc cắt xén xung quanh và dưới đáy bầu rễ. Các bầu rễ được cắt rất gọn không dập nát rễ mới tái sinh nhanh. Cây trên mặt đất bao giờ cũng phản ánh đúng tình trạng bộ rễ chìm dưới đất.

Tại các đầu d bị cắt tức sẽ phun ra nhiều chùm rễ mới lại được ăn đất mới nên cây phát triển mạnh. Hạn chế việc dùng que nhọn hoặc cào để xả bới đất vì như vậy rễ có thể bị dập nát nhiều nên bị thối và cây có thể chết. Cắt xén bầu rễ phải đồng thời thực hiện 3 mục đích khác nữa là đảm bảo sang chậu sẽ có ít nhất 1/2 là đất mới, khuôn khổ bầu rễ sau khi xén thích hợp với chậu, sẽ thay giúp cho khi đặt cây vào chậu đúng vời dáng thế cần sửa.

Nếu dưới đáy gốc cây có phần gỗ thừa dài quá, đấy là dấu tích của đầu đoạn cành khi giâm sâu hơn lúc cắt cành chiết bao giờ cũng phải cắt dưới bầu chiết, bầu càng to, đoạn gỗ thừa càng dài, cây không thể trồng được v ào khay, bể. Ta dùng cưa sắc nhẹ nhàng cắt bỏ đi.

 

Hình 3.62. Trồng lại cây vào chậu


Trồng lại cây vào chậu

Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây và lỗ thoát nước Ở đáy chậu phải to. Nếu chậu có nhiều lỗ thoát nước càng tốt. Chuẩn bị sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương (lán, hiên) hàng năm rồi càng tốt. iệc trồng cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước.

 Những cây dễ tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như lan, trà, đỗ quyên, sử thì phải kê cao mảnh sành lên một chút.

Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất mầu.

Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lên rẽ đất và gây đóng váng mặt chậu.Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất màu.

Quan trọng là vị trí của gốc cây trong chậu, cần chính giữa hay lệch về bên nào, độ cao thấp của gốc đúng tấm, độ nghiêng đúng dáng thế. Muốn vậy, ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều chỉnh, bao giờ cây ở đúng vị trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từ từ từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào mọi ngóc ngách của rễ, không còn một lỗ hổng nào mới được.

Những cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to  cao trên mặt chậu. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi tưới nước sẽ chảy tuột đi hết ngay, ít nhất phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới. Nếu trời nắng cần che hoặc để cây ch râm mát khoảng mươi ngày.

5.Trang trí mặt chậu

Để hoàn thiện và phong phú cho cây cảnh - cây bonsai, chúng ta tiến hành tô vẽ cho tác phẩm của mình bằng những điểm xuyết như người, động vật, kiến trúc đặt trên chậu. hông gian mà chúng chiếm tuy nhỏ nhưng lại làm nổi bật sự cao lớn, vĩ đại, cao cả của cây.

Vật tô điểm đạt thích hợp trên chậu, thống nhất với hướng biểu đạt của cây chủ thể, phục vụ cho chủ thể. Vật tô điểm cố gắng theo sự xúc tích, gọn gàng, không nên lặp lại các mẫu mã quá nhiều, hoặc vẽ rắn thêm chân, cũng không để khách lấn át chủ, phá hỏng sự hài hòa của chủ thể.

5.1.Rêu, cỏ

Trong các thành phần phụ để tôn vinh vẻ đẹp của cây bonsai, không thể không kể đến thành phần đặc biệt quan trọng là rêu, cỏ (hình 3.63).

Đắp rêu, cỏ cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật và cả mỹ thuật nữa thì nhìn bãi rêu, cỏ mới đẹp tư nhiên và không có hại cho cây cảnh:

Về kỹ thuật: Khi đắp phải đắp thành từng khóm (chúm) nhỏ, giữa các khóm có khoảng hở để cây có thể thoát nước nhanh trong trường hợp cây dư nước hoặc các khí độc sinh ra trong quá trình dinh dưỡng:

 

Hình 3.63. Một bãi rêu xanh tốt và được đắp thật là tự nhiên


Về mỹ thuật: Một bãi rêu, cỏ quá bằng phằng nhìn quá đều đặn, giả tạo và không được tự nhiên:

Một bãi rêu, cỏ đẹp nhìn phải hơi thiên nhiên chút: Các khóm rêu, cỏ phải nhấp nhô, chập chùng không đều nhau. Hay đối với các mô đất cao, khi đắp rêu, cỏ nêu tạo cho mô đất thành những mô nhấp nhô như bậc thang để tránh bị gò cao và nhô lên như những ngôi mộ.

Cách bảo quản: uôn giữ đất được ẩm ướt. Đối với những vườn ở trên sân thượng hay quá nắng, dùng dây nhôm cứng và lưới lan uốn thành 1 vòng gần khép khín theo miệng chậu để che nắng cho rêu.

5.2. Các phụ cảnh

Người - Trong cây cảnh – bonsai, cái mà chúng ta muốn thể hiện chính là mối quan hệ giữa người với tự nhiên, nó có thể khiến con người sau khi thưởng ngoạn cảm thấy tâm hồn thư thái... Các nhân vật trong tác phẩm này có thể đứng, ngồi, nằm hay đọc thơ, đọc sách, rót rượu,thổi sáo hoặc câu cá, cưỡi ngựa....

Động vật -Tùy theo tác phẩm nghệ thuật mà chúng ta sử dụng đồ phụ cảnh phù hợp, thông thường những động vật có tính tình thuận hòa như gà, vịt, gỗng, trâu... làm đối tượng chính để thể hiện khát vọng tốt đẹp của con người.

Công trình kiến trúc - dùng sự dung hòa giữa sáng tạo của con người và giới tự nhiên để thể hiện ước mơ, mong muốn hay hoài cổ của mình. Thông qua việc bài trí những mô hình như ầu, nhà, chùa , đình, cầu, tháp ... để làm nổi bật chủ đề chính.

5.3.    Một số ví dụ về trang trí mặt chậu

Kích thước to nhỏ của tượng người có thể tạo ra sự cao thấp của cây, trong cây cảnh – bonsai hình nhân có tác dụng như thước tỉ lệ: Người nhỏ thì trông cây rất lớn, người to thì trông cây nhỏ lại (hình 3.64) ấy hương vị nồng hậu của quê hương làm chủ đề, chú tượng làm nổi bật môi trường nhân hậu, chất phát (hình 3.65)

Hình 3.64. Hình người nhỏ tạo cây cảnh càng cổ thụ


Hình 3.65. Hình người và nhà càng nhỏ cây có dáng càng cổ thụ     

Hình 3.66. Kích thước đá và nhà nhỏ tạo cây có dáng cổ thụ


Với sự điểm tô thanh tú, gọn gàng, làm nổi bật không khí trang nhã, tự do, thỏa mái (hình 3.66).

 

Hình 3.67


Hoàn cảnh thanh u, phối cùng với người câu cá, càng tăng thêm sự cách điệu tĩnh lặng, nhàn nhã (hình 3.67)

Thế hiểm trở, rùng rợn của cây, thông qua sự kết hợp với chim muông lại tỏ ra có cheo leo mà không rùng rợn, hơn nữa còn tăng thêm nét thâm u, mênh mang của cảnh vật (hình 3.68).

Hình 3.68


Dưới gốc cây hoang dại, phối cảnh kẻ chăn trâu, thể hiện thời gian dài lâu, làm nặng thêm nỗi liềm nhớ nhà, nhớ quê hương (hình 3.69)

 

 

Hình 3.69


Sự phối hợp diệu kỳ giữa cây tùng, đá và chim hạc, đã thể hiện nguyện vọng tốt đẹp và sự theo đuổi đối với thanh xuân, trường thọ (hình 3.70)

 

Hình 3.70


Trên đỉnh đá của bonsai – cây cảnh có đặt tòa tháp cổ, chân núi có đặt đình, đài, lan can làm nổi bật cảnh thiên hiểm địa yếu (hình 3.71)

 

Hình 3.71


Hươu nằm dưới gốc cây xanh như nghỉ trưa tránh nắng (hình 3.72)

 

Hình 3.72

Bình luận

Bình luận theo nguyên tắc cộng đồng trên diễn đàn Hoamaixunau!
Oops!
Có vẻ như đã xảy ra sự cố với kết nối internet của bạn. Vui lòng kết nối với internet và bắt đầu duyệt lại.
AdBlock Detected!
Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng plugin chặn quảng cáo trong trình duyệt của mình.
Hãy xem xét hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa ứng dụng chặn quảng cáo của bạn, nó giúp chúng tôi trong việc phát triển Trang web này. Cảm ơn!
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.
Tắt Quảng Cáo [X]