Lần đầu tiên tuyến trùng được phát hiện và mô tả vào năm 1745 bởi nhà khoa học F. Needham, khi ông quan sát hạt lúa mì biến dạng dưới kính hiển vì và thấy những sinh vật như giun đang hoạt động ở những vị trí biến dạng của hạt lúa. Tuyến trùng lần đầu tiên được định danh thuộc loài Anguina tritici.
Vì tuyến trùng không
thể nhìn thấy bằng mắt thường được nên việc phát hiện tuyến trùng gây hại rất
khó. Trong trường hợp tuyến trùng gây nốt sần chúng ta có thể dễ dàng thấy biểu
hiện trên rễ có những khối u sần xuất hiện. Tuy nhiên, ở giai đoạn đào rễ lên
và thấy rễ u sần hay thối nhũng thì đã quá muộn.
Chúng ta có thể phát
hiện sớm thông qua biểu hiện ban đầu của cây mai như sau: cây héo, còi cọc, thiếu
sức sống. Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây mai nên
một số trường hợp ta sẽ thấy lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm. Điều
quan trọng là các biểu hiện này không đồng đều trên toàn vườn vì mật số tuyến
trùng không phân bố đều.
Tuyến trùng thường
không gây chết cây mai ngay nhưng làm cho cây mai không thể phát triển bình thường,
làm cây thiếu sức sống. Bên cạnh đó, chúng tạo ra các vết thương trên rễ cây
mai, “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập dễ dàng hơn, khả năng
cây bệnh cao hơn. Ngoài ra, tuyến trùng còn có thể truyền virus gây bệnh cho
cây mai.
Sử dụng các chất hợp sinh học:
Hoạt chất Azadirachtin từ
cây Neem Ấn Độ: nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy
hiệu quả kiểm soát tuyến trùng của Neem là trên 70% bởi một số cơ chế sau:
Làm trứng của tuyến trùng không nở được
Con non chán ăn, ức chế quá trình phát
triển và gây loạn giới tính
Con trưởng thành mất khả năng giao phối, ức
chế khả năng đẻ trứng.
Sử dụng nấm có lợi để kiểm soát tuyến
trùng:
Nhóm bẫy tuyến trùng: Monacrosporium sp., Dactylalla sp. Sử dụng
cấu trúc sợi nấm đặc biệt để săn bắt tuyến trùng, chúng có thể tấn công từ bên
ngoài hoặc từ bên trong tuyến trùng. Tuyến trùng sẽ bị mắc kẹt trong các cấu
trúc bẫy của nấm và sẽ bị giết chết.
Nấm ký sinh tuyến trùng: Harposporium sp., Haptocillium sp. Tuyến
trùng trong quá trình ăn đã ăn phải bào tử nấm Harposporium, bào tử nấm nảy mầm,
phát triển khuẩn ty bên trong cơ thể Tuyến Trùng, sau đó phá vỡ lớp biểu bì của
tuyến trùng, chui ra ngoài và hình thành thế hệ
bào tử nấm tiếp theo.
Nấm ký sinh tuyến trùng:
Paecilomyces lilacinus (nấm tím). Là một loại nấm có thể ký sinh lên trứng của
tuyến trùng, làm cho trứng không thể nở được. trong thử nghiệm nhà kính, P. lilacinius làm giảm tuyến trùng 30%.
Chế
phẩm sincosin agrispon:
Chế phẩm sincosin + agrispon
thân thiện với môi trường…không mùi không độc.. tuyến trùng trúng thuốc sẽ bỏ
ăn, nhịn đói rồi chết.
Trong thuốc có các chất
kích thích như giberellin…Cytokinin..các chất tạo rễ…và nhiều vi khoáng kích
thích cây sinh trưởng ra rễ mới.
Thuốc này dùng đều đặn
1 tháng 1 lần..
Với Mai thì sau tháng
5 không được dùng…vì tháng này mai chuẩn bị vào giai đoạn tạo nụ…thêm chất kích
thích sinh trưởng vào có thể làm ảnh hưởng đến kết quả tạo nụ.
Sử dụng phương pháp hóa học:
Thuốc
diệt truyến trùng NOKAP hay MOPCAP:
Mocap dùng hoạt chất
kịch độc để giết tuyến trùng chết ngay tức khắc ( tiếp xúc hoặc hơi thuốc) thuốc
rất độc với người…ngay cả đến hơi thuốc cũng làm nhức đầu.
Tác dụng của thuốc là
diệt tuyến trùng, do đó các vườn tiêu hoặc thanh long sau khi dùng Mocap vài
ngày họ phải dùng thêm thuốc kích rễ cây mau tạo rễ mới.
Hoa Mai Tết Bình Định
Tags: Thuốc đặc trị tuyến trùng cho cây mai vàng, thuốc đặc trị tuyến trùng rễ, bệnh tuyến trùng trên mai vàng