Đối với cây mai nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ sẽ khiến cho cây mai sinh trưởng kém, và có thể chết cây nếu để cây bị rệp tấn công trong thời gian dài.

Cách trị rệp sáp trên cây mai
Cây mai bị rệp sáp tấn công

1. Rệp sáp gây hại trên cây mai vàng

Rệp sáp gây hại trên cây mai có tên khoa học là Dysmiccocus sp. Thuộc Họ: Pseudococcidae , Bộ: Homoptera

Chúng có khả năng di chuyển hoạt động tích cực trong suốt đời sống của chúng nên khả năng lây lan là rất cao. Chúng sống và gây hại ở mặt dưới lá, thay phiên nhau chích hút nhựa non làm cản trở quá trình quang hợp của cây. Nếu nặng hơn cây có thể kém phát triển, còi cọc, chất lượng và năng suất hoa giảm.

Rệp Sáp có thân hình bầu dục, cơ thể có màu hồng thịt, trên thân phủ sáp trắng, quanh thân có các tua sáp trắng dài. rệp không vận động đi lại, mà chúng di chuyển đi nơi khác nhờ kiến. Rệp sáp có thể gây hại cho cây quanh năm nhưng vào cuối mùa xuân, khi thời tiết bắt đầu khô và nóng hơn (ở Miền Tây) thì rệp sáp cũng bắt đầu phát triển mạnh.

Cách trị rệp sáp trên cây mai
Hình thái của Rệp sáp gây hại trên cây mai Dysmiccocus sp

Cây mai bị nhẹ, trên phiến lá xuất hiện đốm trắng nhỏ, sau đó chuyển vàng. Cây bị nặng, rệp sáp bao phủ trên mặt lá thành các mảng, tiêu hóa chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây và cản trở quá trình sinh trưởng.

Khả năng sinh sôi của Rệp Sáp rất khỏe, mùa xuân – hè là mùa sinh sôi mạnh mẽ của rệp sáp, tháng 5 – 9 Rệp Sáp gây hại nghiêm trọng nhất, một năm có thể sinh sôi nhiều đợt liên tiếp nhau.

Rệp cái hình bầu dục không cánh, dài 4mm, trên mình có nhiều sợi sáp ngắn và dày màu trắng. Rệp đực mình thon dài 3mm có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn.

Trứng hình bầu dục, rất nhỏ, dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ trắng bao phủ. Rệp non mới nở có màu hồng, chân khá phát triển để di chuyển, chưa có sáp.

Cách trị rệp sáp trên cây mai
Trứng của Rệp sáp trên cây mai vàng

2. Tập tính sống và gây hại của rệp sáp trên cây mai vàng

– Rệp hút nhựa cây mai làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. Tại nơi có rệp gây hại xuất hiện nấm bồ hóng và kiến phát triển theo làm giảm diện tích quang hợp của lá.

– Rệp sáp gây hại quanh năm, gây hại cây mai mạnh vào mùa khô.

3. Cách trị bệnh rệp sáp trên cây mai

- Vệ sinh vườn mai, thu và tiêu hủy những bộ phận bị nhiễm nặng, trồng mật độ vừa phải, không bón dư đạm, bón đủ và cân đối NPK

- Tưới nước bằng vòi phun áp lực cao.

Các loại thuốc được sử dụng để phòng trừ rệp sáp Rệp sáp Dysmiccocus gây hại trên cây mai:

APPLAUD 10WP: 40 g/16 lít nước;

APPLAUD –MIPC; APPLAUD –BASS;WELLOF 330EC: 50 ml/16 lit nước;

MOSPILAN 3EC: 30 ml/16 lit nước;

NURELLE D 25/2.5EC: 50 ml/16 lit nước;

NOUVO 3.6EC: 12 ml/16 lit nước.

Ngoài các loại thuốc hóa học để trị rệp sáp trên cây mai trên các bạn có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS là loại thuốc sâu có hiệu lực rất cao. Thuốc được viện di truyền nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và sản xuất từ hai nguyên liệu chính là Nấm Xanh và Nấm Trắng.

Hai loại nấm có lợi này có khả năng xâm nhiễm nhanh vào trong cơ thể của sâu, nhện đỏ, rệp sáp, côn trùng để hủy diệt chúng bằng cách mọc tơ trên đốt bụng, đốt chân làm cho chúng bị tê liệt, ngưng ăn rồi chết.

Tiếp theo, nhờ gió và những cá thể bị dính thuốc, nấm sẽ tự động phát tán, lây lan tiêu diệt hầu hết sâu, nhện, rệp, côn trùng trong vườn. Điều đặc biệt là loại thuốc sâu sinh học này có tác dụng kéo dài vượt trội lên tới 30 ngày. Chúng có thể dùng để tưới gốc giúp diệt trừ các loại rệp, côn trùng trong đất mà không gây ảnh hưởng tới vi sinh trong đó.

Xem thêm:

Tags: thuốc trị rệp sáp trên cây mai, cách trị rệp sáp trên cây mai, rệp sáp trên cây mai, cách trị bệnh rệp sáp trên cây mai, bệnh rệp sáp trên cây mai