Phân biệt giữa bệnh mai bị cháy bìa lá và bệnh thán thư trên cây mai vàng

Hiện nay có rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa bệnh cháy lá, cháy bìa lá trên cây mai vàng với bệnh thán thư thối nhũng lá có dấu hiệu gần giống như bệnh cháy bìa lá trên cây mai. Vậy hai loại bệnh này khác nhau như thế nào, và cách để phòng trị bệnh mai vàng bị cháy bìa lá ra sao. Hoa Mai Bình Định (hoamaixunau) xin mời các bạn cùng đón xem bài viết chia sẽ bên dưới.

1. Bệnh thán thư trên cây mai vàng:

Trên bộ phận bị bệnh của cây mai xuất hiện các vết đốm lớn màu nâu xẫm, có viền nâu đỏ. Vết đốm sẽ lan rộng và có thể tạo ra vết hoại tử. Đối với các vết bệnh trên lá mai, khi nhìn mặt dưới có thể thấy xuất hiện lấm tấm bào tử màu đen, nhìn rõ được trên kính lúp.

Bệnh thán thư trên cây mai vàng
Biểu hiện bệnh thán thư trên cây mai vàng

Bệnh thường lây truyền nhờ nước hoặc gió. Xuất hiện vào mùa mưa ẩm hoặc do tưới ẩm nhiều lên bề mặt lá một cách không kiểm soát.

Bệnh thường gây hại chủ yếu trên lá mai. Lúc đầu là một điểm nhỏ hình tròn màu nâu vàng đến nâu xám , đường kính vết bệnh khoảng 2-5 mm, mép hơi lồi lên với màu nâu, ở giữa vết bệnh màu trắng xám. Còn theo Trần Thị Lệ Trinh (2007), Nguyễn Thị Thu Cúc và Trần Thị Thu Thủy (2014) thì mép rìa có màu nhạt hơn so với tâm.

Bệnh  nặng nhiều vết có thể liên kết với nhau thành đốm lớn dạng bất định, màu nâu hoặc nâu đên, bệnh thường lan dần từ các lá già dưới gốc lên ngọn. Trên mô bệnh đã già thường hình thành nhiều chấm nhỏ màu đen, đó là đĩa cành (đĩa đài) của nấm gây bệnh.

Triệu chứng bệnh có thể thay đổi tùy theo giống mai. Trên cây mai, vết bệnh thường bắt đầu từ 2 bên mép lá, sau đó lan rộng vào trong phiến lá. Trên một số giống mai khác, các vết bệnh thường phân bố rãi rác ở giữa phiến lá. Khi các vết bệnh phát triển rộng, xuất hiện những vòng đồng tâm. Khi có điều kiện thời tiết ẩm ướt, vết bệnh thường phát triển to và nhũn nước.

Tác nhân gây bệnh thán thư trên cây mai vàng:

Bệnh do nấm Colletotrichum spp.. Sợi nấm đa bào, không màu, phân nhánh nhiều. Sinh sản bào tử vô tính hình thành các đĩa vũm hơi lõm trên các mô bệnh đã già. Trên đĩa cành (đĩa đài) hình thành nhiều cành bào tử phân sinh (cành bào đài) ngắn không phân nhánh, xen kẽ các lông cứng có từ 1-2 vách ngăn, kích thước 47-80 x 5-7 um hoặc 47-80 x 4-4,5 um.

Cách trị bệnh thán thư trên cây mai vàng
Bào tử nấm thán thư gây bệnh trên cây mai

Bào tử phân sinh hình trụ ngắn hoặc hơi cong lưỡi liềm, ở giữa bào tử thường thấy giọt dầu phản quang, kích thước bào tử 15-20 um x 4-5 um  hoặc 16-20 um x 4-5 um. Bào tử thường hình thành tập trung ở giữa tản nấm trong quá trình nuôi cấy nhân tạo, tạo thành những đám bào tử nấm màu hồng.

Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thán thư trên cúc: Triệu chứng bệnh trên lá mai ; Bào tử Colletotrichum spp. hình liềm (C); Bào tử Colletotrichum spp. hình trụ (D);

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh thán thư trên cây mai vàng:

Nơi nhiệt độ cao, ẩm độ cao, bón phân nhiều mà đặc biệt là Đạm, bộ rễ kém phát triển bệnh thường rất nặng (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 200; Nguyễn Thị Thu Cúc và Trần Thị Thu Thủy, 2014).

Ở miền Bắc nước ta, Vũ Triệu Mân (2007) ghi nhận bệnh thường phát sinh, phá hoại mạnh trong điều kiện có nhiệt độ ấm (24-28oC), ẩm độ cao (mưa nhỏ, giọt nước, giọt sương). Vì vậy, bệnh thường xuất hiện gây hại từ tháng 2 đến tháng 5 nhưng hại mạnh nhất vào ác tháng 3, 4.

Bệnh cũng phá hại nặng trên vườn mai trồng dày, địa thế thấp trũng, ứ đọng nước. Sự phát triển của bệnh còn liên quan đến các loại côn trùng miệng nhai, kỹ thuật vun xới, cắt tỉa và chế độ luân canh.

Trị bệnh thán thư trên cây mai vàng

Khi bệnh xuất hiện chúng ta có thể dùng một số loại thuốc trừ nấm sau để phun cho cây mai: Super Tank 650WP, Amistar, Validacin, Azoxy Gold,…

Để hiệu quả trị bệnh cao hơn, chúng ta có thể phối thêm một số thuốc trị bệnh do vi khuẩn gây ra như: Elcarin, Novaba, Misabe,…

2. Bệnh cháy bìa lá trên cây mai vàng

Do cây phát triển kém, bộ lá và rễ hoạt động kém dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng cho cây. Do nấm Pestalotia funerea tác động dẫn đến cây mai vàng lá. Lâu dần do hoạt động yếu nên khô và rụng sớm. Trường hợp bệnh nặng, không phát hiện sớm có thể làm khô đỉnh cành,làm mai không ra nụ tệ hại hơn dẫn đến việc cành bị teo tóp và chết dần.

mai vàng bị cháy bìa lá, trị bệnh mai vàng bị cháy lá
Bệnh cháy bìa lá trên cây mai vàng

Biểu hiện bệnh cháy bìa lá trên cây mai vàng

Bệnh cháy lá trên mai vàng là bệnh rất dễ phát hiện nên có hướng điều trị kịp thời. Ban đầu lá mai vàng sẽ bị cháy (khô) từ rìa lá, mép lá, rồi sau đó vết khô sẽ lan rộng ra theo rìa lá.

Bệnh mai vàng lá phát sinh chủ yếu vào thời điểm cuối mùa thu hoặc là mùa mưa (khi gặp nắng mưa thất thường) lúc này cây có nhiều lá già, sinh trưởng và phát triển rất chậm, yếu tố đất trồng thiếu dinh dưỡng rất quan trọng, nếu  là mai trồng trong chậu thì đất trồng thường bị dẻ cứng, bón phân thiếu cân đối.

Cách trị bệnh cháy bìa lá trên cây mai vàng

Cách trị mai vàng bị cháy lá: Khi phát hiện bệnh nên chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối NPK; ngắt bỏ và thu dọn các lá bệnh rụng dưới gốc, phun các loại thuốc gốc đồng như COC 85, Norshield 86.2 WG , Funguran, hoặc Map Super 300EC…

Cùng chủ đề:

Tags: mai bị cháy bìa lá, cây mai bị cháy bìa lá, mai vàng bị cháy bìa lá, mai bị cháy lá, mai cháy lá, mai bị cháy đầu lá, mai bị cháy lá non, cây mai bị cháy mép lá, cây mai bị cháy lá là bệnh gì, cây mai cháy lá, bệnh thán thư trên cây mai, bệnh thán thư trên cây mai vàng,  bệnh thán thư trên mai vàng, mai vàng bị bệnh thán thư

Cùng chuyên mục

Thể thao 4382167370012674830

Bình Luận

Bình luận theo nguyên tắc cộng đồng trên diễn đàn Hoamaixunau!

Để thêm ảnh vào bình luận, sau khi tải ảnh lên, copy link và dán vào bình luận.

Image
loading...
Select
Chọn ảnh
ResetLàm mới
emo-but-icon

Hoạt động gần đây

Đề xuất cho bạn

Fanpage

item