Trong thời gian qua giới chơi hoa lan, hoa hồng đang tìm kiếm các loại thuốc kích mầm t90 hay còn gọi là ezyme kích mầm t90, siêu kích mầm t90, được chào bán rầm rộ trên các trang mạng thương mại điện tử.
Vậy thuốc kích mầm t90 có tốt không mà sao ai cũng tìm kiếm để mua loại thuốc kích mầm này. Hoamaixunau xin mời các bạn cùng tìm hiểu xem loại thuốc kích mầm t90 này là gì? Công dụng ra sao? Và cơ chế kích mầm cho cây như thế nào được hoamaixunau giải thích cho các bạn nhé.
Kích mầm cho cây hoa hồng |
Bản chất của các loại thuốc kích mầm hiện
nay, yếu tố nào hình thành mầm cho cây.
Nhờ vào hoạt động
sinh lý thực vật, hay còn gọi là các hormone tăng trưởng ở thực vật trong đó phải
kể đến 2 loại hormone góp phần hình thành chồi bên, chồi ngọn cho cây đó là
hormone Auxin và Cytokinine.
Cytokinin Là hormone
tăng trưởng có tính hướng ngọn, ở nồng độ thích hợp, cytokinin kích thích sự
phát triển của chồi, làm tăng tốc quá trình hình thành tế bào mới, tăng cường sự
trao đổi chất. Cytokinin được tổng hợp tại rễ và di chuyển dọc theo thân về hướng
ngọn.
- Tác động:
+ Ở mức tế bào: kích thích phân chia tế bào,
làm chậm quá trình già của tế bào
+ Ở mức cơ thể: hoạt hóa sự phát sinh chồi
thân trong nuôi cấy mô khi có mặt của auxin.
Auxin Là loại hormone
tăng trưởng có tính hướng gốc. Ở nồng độ thích hợp, auxin kích thích sự hình
thành rễ mạnh mẽ. Auxin được cây tổng hợp từ đỉnh ngọn, chồi, thân, lá và di
chuyển theo hướng từ ngọn tới gốc.
Auxin và cytokinin ở
nồng độ thích hợp sẽ kích thích sự ra rễ, tạo chồi cho cây trồng. Trên thị trường
hiện nay, các sản phẩm kích rễ, kích chồi có chứa auxin NAA (naphthalene acetic
acid).
- Tác động:
+ Ở mức tế bào: AIA kích thích sinh trưởng,
nguyên phân của tế bào
+ Ở mức cơ thể: AIA tham gia vào các hoạt động
như: ứng động, hướng động, nẩy mầm, nẩy chồi, ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thể đỉnh
- Auxin tự nhiên và
các auxin nhân tạo được sử dụng làm chất kích thích trong nông nghiệp.
- Auxin nhân tạo
không có enzym phân giải nên được tích lũy trong nông phẩm gây độc hại cho người
và động vật. Do đó không nên dùng nó đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp
làm thức ăn.
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao các
chồi bên của cành hoa hồng, hoa mai mọc lên rất nhiều sau khi cắt tỉa? Đây cũng chính là một trong những tác động
của Auxin.
Khi Auxin hoạt động
trong tế bào thực vật và tập trung nhiều ở đỉnh chồi. Chúng giữ vai trò là một
“chất gây ngủ đông” ngăn cản sự tăng trưởng của chồi bên, làm cho chúng mọc chậm
hoặc thậm chí không mọc được không mọc được để tập trung phát triển chiều dài của
thân.
Nhưng ngay khi đỉnh
chồi được cắt bỏ, lượng Auxin còn lại rất ít. Điều này khiến các mầm bên “thức
dậy” và đâm chồi.
Trong nuôi cấy mô thực
vật người ta thường kết hợp tỉ lệ giữa Auxins và Cytokinins để tạo chồi, tạo mô
sẹo, tái sinh chồi từ mô sẹo và tạo rễ. Sự kết hợp tùy vào từng nghiên cứu và mục
đích định hình cho mô thực vật.
Như vậy với cách kết
hợp giữa Auxin và Cytokynine các bạn có thể tạo loại thuốc kích mầm, được gọi
là “thần dược” trên thị trường hiện nay.
Và điều đặc biệt là
các loại hormone này, được tổng hợp nhân tạo và có mặt trong các thành phần thuốc
kích mầm, kích rễ hiện nay rất nhiều…
Các bạn nếu hiểu hết
cơ chế kích mầm cho cây thì có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm trên thị trường
hiện nay.
Thuốc kích mầm T90, Enzyme kích mầm t90:
Theo giới thiệu của một
số trang web thì Enzyme kích mầm T90 hay còn gọi là enzyme T90 hay T-90, sản phẩm
này là dòng chế phẩm sinh học được tách chiết từ mầm lúa gạo (theo hoamaixunau điều này chỉ mang tính chất PR cho sản phẩm), với hoạt lực
enzyme thực vật hoạt lực cao. Enzyme T90 được dùng để kích mầm, kích chồi cho
hoa hồng, hoa lan, hoa kiểng cực kì mạnh.
Thành
phần thuốc kích mầm T90:
Na ……………….0.03%
S………………….0.01%
Ca………………..0.05%
Auxin…………….0.01%
Tác
dụng:
Kích thích phân chia
tế bào, hình thành chồi bên chồi gốc nhanh chóng.
Sử
dụng:
Pha 5ml nước vào 6ml
nước ( không làm ngược lại) và nhỏ 1 giọt vào mắt ngủ của cây hoặc bôi nhỏ 1 –
2 lần vào phần có khả năng sinh chồi
trên thân, gốc cây. Sau khi thuốc thấm khô, xịt nước ấm ấm để cây hấp thụ hoàn
toàn. Cắt tỉa các đầu ngọn, hoa trước khi dùng.
Cách sử dụng, cách dùng kích mầm t90,
siêu kích mầm T90
Đối với hoa lan, hoa
mai, hoa kiểng - bonsai: Tiến hàng cạo nhẹ lớp vỏ già ra, dùng tăm bông tẩm
enzyme T90 và bôi lên mắt ngủ hoặc chỗ cần kích mầm. Mầm của cây sẽ nảy mầm từ
15 ngày (hoa lan) và trên 20 ngày (hoa mai, hoa kiểng).
Đối với hoa hồng:
Dùng enzyme T90 pha với nước sạch theo tỉ lệ 1:1. Dùng tăm bông tẩm dung dịch
enzyme T90 đã pha loãng, bôi lên vị trí cần kích mầm - chồi.
Cách dùng thuốc kích
mầm hoa lan: Dùng tăm bông chấm trực tiếp dung dịch kích mầm T90 bôi vào mắt ngủ,
cây sẽ bật mầm sau 10 -20 ngày.
Thuốc kích mầm t90 có tốt không? Đánh giá
thuốc kích mầm T90
Theo đánh giá của một
số người dùng trên một số trang mạng thì thuốc kích mầm t90 có hiệu quả tốt
trên một số cây trồng như hoa hồng, hoa lan. Phần còn lại đợi sử dụng xong mới
bắt đầu đánh giá sản phẩm.
Giá thuốc kích mầm t90 hiện nay bao
nhiêu?
Gía
thuốc kích mầm t90 được bán trên thị trường hiện nay có giá giao động từ 100.000đ
– 109.000đ / chai 15gr.
Thuốc kích mầm t90 mua ở đâu?
Có thể mua loại thuốc kích mầm t90 tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp
hay các trang thương mại điện tử hiện nay như sendo, lazada, tiki,…
Với những chia sẽ
trên hoamaixunau hy vọng bạn có thể hiểu được cơ chế kích mầm cho cây như thế
nào, từ đó bạn đưa ra lựa chon mua loại thuốc kích mầm phù hợp, cân chắc kỹ càng với nhu cầu sử dụng
của mình. Bởi sản phẩm trên thị trường hiện nay rất đa dạng, và hàng giả, hàng kém chất lượng rất nhiều.
Cùng chuyên mục:
- Thuốc kích mầm, kích chồi cho cây mai
- Cách làm cho cây mai đâm chồi
- Top 3 loại Thuốc tăng trưởng cho cây mai tốt nhất hiện nay
Tags: kích mầm t90, enzyme kích mầm t90, thuốc kích mầm t90 có tốt không, đánh giá kích mầm t90, cách sử dụng kích mầm t90