Trước giờ chúng ta toàn nghe các loại thực vật đều chuyển từ trạng thái vàng lá sau đó mới chuyển sang rụng, mai vàng cũng không ngoại lệ trường hợp đó. Tuy nhiên lại có những trường hợp cây mai vàng đang bình thường tự nhiên lại rụng lá xanh, hoặc không hiểu nguyên nhân vì sao cây mai vàng lại rụng lá xanh đột ngột như thế.
Trong chuyên đề ngày hôm nay, Hoa Mai Bình Định xin chia sẻ đến các bạn nguyên nhân dẫn đến mai vàng rụng lá xanh và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào. Xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Trường hợp cây mai bị vàng lá và rụng lá
Mai vàng rụng lá khi lá sau khi đã chuyển sang giai đoạn vàng lá, tức là một nguyên nhân nào đó, có thể là do hệ sợi nấm lan toả khắp mô mạch và lấp kín mạch gỗ. Sự lấp mạch gỗ sẽ cản trở quá trình chuyển vận nước, chất dinh dưỡng làm héo cây, cũng sản xuất một số chất độc tiết vào mạch dẫn cây chủ gây héo vàng, còi cọc và dẫn đến chết cây.
Có nhiều phương thức gây bệnh như: gây bệnh vào thân cây, lây bệnh trên lá, lây bệnh vào đất theo dạng hỗn hợp, lây bệnh vào đất heo dạng lớp mỏng, dịch bào tử). Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng giúp nấm xâm nhập vào kí chủ bằng cách phá vỡ lớp cutin và lớp tế bào biểu bì.
Truyến trùng tấn công trực tiếp vào rễ mai vàng tạo nu cục ở rễ mai vàng, đồng thời chúng tạo vết thương hở tạo điều kiện mở đường cho các vi sinh vật khác xâm nhập dễ dàng hơn (ở đây điển hình là nấm).
Úng nước trên cây mai gây nên hiện tượng đất bão hòa độ ẩm, hàm lượng oxy trong đất giảm, hàm lượng CO 2 và các loại khí độc trong đất đối với cây trồng tăng lên. Điều này đã tác động đến quá trình trao đổi chất của cây mai.
Đất trồng bị thiếu oxy, cây mai không thể thực hiện quá trình trao đổi khí và hấp thụ các chất. Điều kiện quá nhiều nước sẽ tạo thành môi trường phát triển cho các vi sinh vật yếm khí. Trong quá trình sống, vi sinh vật yếm khí sẽ tạo ra acid hữu cơ, CO2 và một số chất độc hại cho cây.
Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình rụng lá, cây hút bớt các chất dinh dưỡng có giá trị ra khỏi lá và dự trữ chúng trong rễ để sử dụng sau này. Chất diệp lục, sắc tố tạo ra màu xanh cho lá cây, là một trong những thành phần đầu tiên bị phá vỡ thành chất dinh dưỡng. Đây là lý do khiến lá cây chuyển sang màu vàng.
Lá cây, ngoài chức năng hô hấp và quang hợp còn thường xuyên để thoát nhiều hơi nước. Khi nhiệt độ dần dần hạ thấp xuống. Hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà yếu đi, cộng với khí hậu khô hanh, khả năng hạn chế thoát hơi nước mặt lá cũng kém hẳn lại. Trong hoàn cảnh đó, lượng nước do cây hút giảm nhiều. Vì vậy, nếu cây vẫn giữ nguyên diện tích thoát hơi nước (chủ yếu là mặt lá) sẽ xảy ra tình trạng "vào ít ra nhiều", vô cùng bất lợi, thậm chí đe dọa tính mạng của cây. Cuối cùng, do lượng nước ít, mạch dẫn trong cuống lá không vận chuyển nước đến nữa, lá cây già đi và khô, cuống lá chỉ bám hờ vào cành và chỉ còn chờ để rụng.
Mai vàng rụng lá xanh không do bệnh lý, hay nấm bệnh mà do cây mai bị sock do điều kiện thời tiết, thiếu hụt nước, nhiễm mặn, chế độ phân bón không hợp lý hoặc có tác động của chất hóa học lên cây mai. Vì vậy các bạn cũng đừng lo lắng vì cây mai vàng rụng lá xanh, đây chỉ cơ chế để cây mai thích nghi với môi trường sống. Ngoại trừ một loại bệnh do nhện đỏ gây ra, tuy nhiên trước khi mai rụng lá thì lá mai do nhện đỏ gây ra cũng chuyển sang màu nâu trước khi rụng lá.
Cây mai bị rụng lá xanh |
Cơ chế rụng lá giúp cây giữ nước và năng lượng. Khi điều kiện thời tiết không thuận lợi, kích thích tố (hormone) trong cây bắt đầu kích hoạt quá trình rụng lá. Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình rụng lá, cây hút bớt các chất dinh dưỡng có giá trị ra khỏi lá và dự trữ chúng trong rễ để sử dụng sau này.
Sự rụng lá bắt đầu khi lớp tách rời (abscission) được hình thành giữa cuống lá và thân cây. Lớp này được hình thành vào mùa xuân, trong suốt thời gian mọc lá mới; nó bao gồm các lớp tế bào mà có thể tách rời lẫn nhau. Các tế bào này rất nhạy cảm với một hormone thực vật gọi là auxin mà được tạo ra bởi lá hay các bộ phận khác của cây.
Nếu gặp một số điều kiện bất thuận thì sự tổng hợp Acid Abscisic và Etylen tăng nhanh làm cho sự cân bằng hormone thuận lợi cho sự rụng, tầng rời xuất hiện nhanh chóng. Ðể ngăn chặn sự hình thành tầng rời dẫn đến mai vàng rụng lá xanh thì các bạn có thể bổ sung thêm auxin ngoại sinh. Các bạn phun NAA nồng độ 20 ppm (tương đương 2 g NAA pha cho 100 lít nước.
Ở thực vật bậc cao auxin được tổng hợp chủ yếu ở đỉnh chồi ngọn và từ đó được vận chuyển xuống dưới với vận tốc 0,5 – 1,5cm/h. Ngoài đỉnh ngọn ra Auxin còn được tổng hợp ở các cơ quan còn non khác như lá non, quả non, phôi hạt đang sinh trưởng, mô phân sinh tầng phát sinh.
Khi auxin từ lá được tạo ra với một tốc độ phù hợp với thân cây, các tế bào của lớp tách rời vẫn giữ được sự liên kết. Khi cây bị "stress", dòng auxin từ lá cây sẽ giảm hoặc ngừng lại, kích hoạt sự giảm tế bào bên trong lớp tách rời. Sự giãn của các tế bào này sẽ phá vỡ liên kết của các tầng tế bào khác, để cho lá tách rời khỏi cây. Nó cũng hình thành một lớp niêm kín vết đứt, vì thế mà cây sẽ không bị mất nhựa.
Vai trò của auxin là gây nên sự giảm pH của thành tế bào bằng cách hoạt hóa bơm proton ( H+) nằm trên màng ngoại chất. Khi có mặt của auxin thì bơm proton hoạt động và bơm H+ vào thành tế bào làm giảm pH và hoạt hóa enzyme xúc tác cắt đứt các cầu nối ngang của các polysaccarit.
Enzyme tham gia vào quá trình này là pectinmetylesterase khi hoạt động sẽ metyl hóa các nhóm cacboxyl và ngăn chặn cầu nối ion giữa nhóm cacboxyl với canxi để tạo nên pectat canxi, do đó mà các sợi cenlulose tách rời nhau.
Khi cây tiếp xúc với Ethylene, biểu hiện gen của các enzym phân hủy thành tế bào như Cellulase và Polygalacturonasen được kích hoạt.
Sự đa dạng về các loại oxy phản ứng (ROS) được tạo ra bởi thực vật trong thời gian cây bị “Stress” (sinh vật và phi sinh học) kể cả Đèn UV, nhiệt độ mát mẻ, ánh sáng quá mức, mầm bệnh, ký sinh trùng và độ mặn cao. Sự hiện diện và sản xuất liên tục của các ROS này gây ra sự gián đoạn trong cân bằng nội môi của các thành phần tế bào, dẫn đến trao đổi chất rối loạn chức năng và biểu hiện của các enzym phân hủy thành tế bào (WDEs).
Một hormone được gọi là acid Abscisic được tạo ra khi lá và thân cây kết hợp với nhau. Acid Abscisic làm cho các tế bào ở khu vực đó phân chia nhanh chóng, nhưng không phát triển. Hành động này có hai tác dụng, sự phân chia tế bào nhanh chóng làm cho thân cây tách ra khỏi cành và các tế bào hình thành một lớp giống như nút bần ngăn chất dinh dưỡng và khoáng chất xâm nhập vào lá. Hai kích thích tố thực vật cũng tham gia vào quá trình hình thành là auxin và ethylene.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn biết được nguyên nhân cây mai rụng lá xanh. Từ đó các bạn có thể điều chỉnh cách chăm sóc hoặc tạo điều kiện tối ưu cho cây mai vàng phát triển tốt, tưới nước, bón phân hợp lý cho cây mai và phục hồi cây mai sau khi rụng lá xanh.
Hoa Mai Tết Bình Định
Cùng chuyên mục:
- Hóa ra đây là bí quyết giữ cho hoa mai lâu tàn: Chăm sóc chỉ là một phần, cân bằng Hormone tăng trưởng mới là điều quan trọng
- Thuốc kích mầm T90 có tốt không: Sự thật vô cùng thú vị có thể bạn chưa biết
- Cây mai chịu được độ mặn bao nhiêu?
Tags: nguyên nhân cây mai bị rụng lá xanh, cây mai bị rụng lá xanh, vì sao cây mai vàng rụng lá xanh, cay mai bi rung la xanh