Mai vàng tứ quý là một loại mai sinh trưởng mạnh, kháng sâu bệnh tốt tuy nhiên nhược điểm là chậm lớn nở hoa không tập trung. Nếu ghép mai giảo hoặc cúc mai, hoặc hoàng mai vào mai tứ quý sẽ giúp cây đẹp và nở rộ hơn. 

Trong chuyên đề chia sẻ ngày hôm nay Hoa Mai Bình Định sẻ chia sẻ đến các bạn cách ghép mai vàng vào mai tứ quý một cách đơn giản nhất để giúp các bạn ghép mai vàng vào mai tứ quý thành công.

Cách ghép mai vàng vào mai tứ quý
Cách ghép mai vàng vào mai tứ quý

Mắt ghép phải trong giai đoạn nào mới căt ghép được, và gốc ghép phải được chăm sóc thế nào trước khi ghép?

Các bước để tiến hành ghép mai vàng vào mai tứ quý:

Bước 1: Chọn gốc ghép:

Gốc mai tứ quý ghép phải mạnh, độ tuổi thông thường phải trên 1 năm tuổi.

Bước 2: Chọn bo ghép:

Bo ghép, cành ghép hay nhánh ghép là những cành bánh tẻ loại giống tốt( Không già quá và cùng không non quá): chúng ta thường lựa chọn các giống mai như hoàng mai, cúc mai để ghép để cho ra hoa đẹp, số lượng bông nhiều.

Bước 3: Tiến hành ghép mai:

Các dụng cụ cần thiết cho quá trình ghép mai vàng vào mai tứ quý:

  • Cưa
  • Kéo
  • Lưỡi lam, dao rọc giấy
  • Bọc nilong, băng keo, dây nilong

Các phương pháp ghép: Tùy vào hình dáng, kích thước cây sẳn có mà cây mai tứ quý chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp ghép phù hợp cho cây mai tứ quý, các bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp ghép vào cùng một phôi mai tứ quý.

Trước khi ghép mai vàng vào mai tứ quý các bạn cần cưa bỏ cành, chi thừa của gốc ghép, thông thường trước khi ghép cây sẽ được trồng vào chậu trước khoảng 6 -10 tháng để cây phát triển sau đó các bạn mới tiến hành ghép cây.

**Ghép khúc cành:

Phương pháp ghép này là chọn vị trí ở giữa thân mai.

Cách ghép mai vàng vào mai tứ quý
Ghép khúc cành - ghép mai vàng vào mai tứ quý

Trên gốc ghép các bạn rạch một đường dài 1,5 phân song song với thân chính, phía trên đầu rạch một đường ngang dài khoảng 1 phân (tạo thành hình chữ T)

Nếu gốc ghép lớn cỡ điếu thuốc lá thì chọn cành ghép lớn hơn ống nhựa chứa mực của cây viết bi một chút… rồi cắt thành đoạn dài khoảng 2-3 phân (có chứa 2-3 mắt mầm) cắt bỏ lá (80% lá) rồi dùng dao cắt vạt xéo một đoạn dài khoảng 6-8 ly ở đầu dưới của đoạn cành ghép vừa cắt, dùng mũi dao ghép tách mở hai bên vỏ của hình chữ T rồi đưa mặt vừa cắt vạt trên cành ghép áp sát vào phần gỗ của gốc ghép. Dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt.

**Ghép nêm:

Phương pháp ghép này chọn vị trị ở phần rìa giữa mạch gỗ và mạch libe của cây.

cách ghép mai vàng vào gốc mai tứ quý
Ghép nêm - ghép mai vàng vào gốc mai tứ quý

Trên phần cành phân nhánh gốc ghép dùng dao ghép cắt vạt hai bên chỗ vừa cắt thành hình nêm dài khoảng 1,5- 2 phân (phần này gọi là lưỡi gà).

Trên cành ghép cắt một nhát xiên từ dưới lên cũng dài khoảng 1,5-2 phân tương đương với độ dài của lưỡi gà (cắt sâu vào khoảng 1/3 độ lớn của cành). Sau đó luồn lưỡi gà vào bên trong chỗ vừa cắt trên cành ghép, dùng tay ép nhẹ cho chúng ăn khớp với nhau rồi dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt. tùy thuộc vào độ lớn của bo ghép mà bạn quyết định số lượng cành được ghép vào bo ghép.

Cách ghép mai vàng vào mai tứ quý
Ghép nêm - ghép mai vàng vào mai tứ quý

Bước 4: Chăm sóc mai sau khi ghép:

Trong suốt quá trình ghép cây, các bạn thực hiện trong bóng mát hoặc nơi đã được phủ lưới che nắng khoảng 70%. Sau khi ghép mai vàng vào mai tứ quý các bạn chăm sóc mai lưu ý tưới nước điều đặn cho cây, giữ cây trong mát. Sau khi cành ghép đã ra lá non thì phun xịt thuốc ngừa sâu bệnh cho cây. Dưỡng cây theo quy trình chăm sóc cây Hoa mai Bình Định đã chia sẻ trước đây để tránh chết bo ghép.

Những lưu ý khi ghép mai vàng vào mai tứ quý:

Mùa ghép: Tốt nhất là đầu mùa phát triển của cây tức là đầu mùa mưa, ngay khi các nụ xuất hiện nhưng chưa hoạt động tích cực. Ta có thể ghép vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng hiệu quả không cao.

Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ tối ưu để tiếp hợp tốt giữa cành ghép và gốc ghép giới hạn từ 25-30%. Sau khi ghép nên để cây vào bóng râm, tưới nước giữ ẩm, tránh tưới vào mắt ghép. Nếu cây khô nước, mắt ghép sẽ chết.

Sự sinh trưởng của cành ghép và gốc ghép:

- Cành ghép có chứa nhiều dưỡng chất dự trữ, có những mắt bụ bẫm.

- Gốc ghép phải sinh trưởng tốt, đương lên nhựa.

- Đặc biệt khi ghép mắt thì cành ghép lẫn mắt ghép phải đương lên nhựa, nếu không thì việc bóc mắt hay bóc vỏ đều khó. Đối với những gốc ghép là cành vượt mọc lên từ thân hay các cành to đã đốn một đầu thì ghép dễ sống hơn do sinh trưởng mạnh, nhiều nhựa, dễ bóc vỏ.

Khi nào tháo bọc ghép được?

Các bạn theo dõi khi nào cành ghép phát triển xanh tốt, búng đợt non ra thì khi đó bạn có thể tháo bọc nilong che mắt ghép, còn sợi nilong quấn quanh gốc ghép và cành ghép các bạn khoan hẳn tháo, khi nào nhắm mắt ghép đã liền thì hẳn tháo dây.

Các lưu ý khi sử dụng chất tăng trưởng cho cây mai sau khi ghép mai vàng vào mai tứ quý:

Các loại chất kích thích tăng trưởng giúp cây thêm nhiều tược, lớn nhanh, mau có tàn lá, nhưng khuyết điểm lại chính là làm chúng già đi nhanh. Do đó sau tháng 5 AL mà bạn thường xuyên dùng chất kích thích sinh trưởng thì bộ lá ấy sẽ già đi sớm và rụng trước tết.

Nếu bạn biết cách dùng và dùng vừa phải thì rất có lợi vì các chất này có tác dụng trẻ hóa các tế bào, gia tăng khả năng quang hợp, gia tăng lục diệp tố., nghĩa là làm các lá già...non lại.

+ Gibberellin làm đọt vươn ra nhanh nhưng khoảng cách các mắt lá thưa.

+ Cytokinine cũng làm cây đâm nhiều tược nhưng khoảng cách các mắt lá nhặt ( các lá sát nhau).

Đó là toàn bộ cách ghép mai vàng vào mai tứ quý, hy vọng với những chia sẻ trên Hoa Mai Bình Định sẽ giúp các bạn có được cách ghép mai vàng vào mai tứ quý đơn giản nhất, giúp cây dễ sống và phát triển xanh tốt sau khi ghép.

Hoa Mai Tết Bình Định

Cùng chuyên mục:

Tags: ghép mai vàng vào gốc mai tứ quý, mai vàng tứ quý ghép, hoàng mai tứ quý ghép, cách ghép mai vàng vào mai tứ quý, kỹ thuật ghép mai vàng vào mai tứ quý, tại sao phải ghép mai vàng vào mai tứ quý, mai tứ quý có giá trị không