Thời điểm nào bứng cây mai vàng tốt nhất để cây mai có tỉ lệ phục hồi cao? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc khi chuẩn bị bứng mai vàng.
Bà
con nông dân ta thường nói: Nên bứng cây vào mùa ngủ nghỉ của cây hay còn gọi
là mùa ngừng sinh trưởng, mùa ngừng sinh trưởng là mùa mà cây không ra tược
non.
Một
điều đặc biệt cần lưu ý thêm là nên chọn thời điểm bứng cây vào lúc cây ngừng
sinh trưởng.
Ở
cây mai vàng vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch là toàn bộ các cành trên cây đều
mang nụ khá to, đây cũng là lúc cây không còn ra tược non nữa mà nếu ở trên cây
không ra tược non thì cũng là lúc ở dưới gốc sẽ không phát sinh thêm rễ cám,
Thứ
hai là chính vì cây mai vàng phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu nóng ẩm
và vào thời điểm đó thì cũng hết mưa nên rất thích hợp, thứ 3 là vào thời điểm
cuối đông, đầu xuân thì không riêng về cây mai vàng mà rất nhiều chủng loại cây
đều thích nghi với thời tiết khí hậu này, cho nên mùa bứng mai vàng thuận nhất
là tháng 10 âm lịch.
Trong
khoảng thời gian sau tết (trong tháng giêng) đa số cây mai vàng đều mang bộ lá
non sau 1 mùa trổ hoa, nên khi bứng ta phải chờ lúc bộ lá chuyển sang màu xanh
đậm hơn và dày hơn. Tuy nhiên vào tháng khác trong năm vẫn có thể bứng mai vàng
được nhưng chế độ chăm sóc phải đặc biệt hơn, chu đáo hơn và đương nhiên tỉ lệ
rủi ro cũng cao hơn.
Một
cây mai dưới đất muốn lên chậu, hoặc di chuyển tới vị trí khác cần hiểu những kỹ
thuật cơ bản khi bứng cây và tuân thủ một số nguyên tắc để phù hợp với đặc tính
sinh học “khó chịu” của cây mai. Hoa Mai Bình Định tổng hợp những kinh nghiệm và
kỹ thuật sau đây để các bạn tham khảo.
Hướng dẫn cách bứng cây mai vàng:
Chú ý đến hướng cây mọc
Các
bạn trước khi bứng cây lên khỏi mặt đất phải chú ý xem cây mai mọc theo hướng
nào để bứng mai thuận theo hướng mọc, không làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh học của
cây. Đây là một lưu ý rất quan trọng, nếu bạn bứng sai hướng thì nguy cơ cây
mai khô héo dẫn đến hiện tượng mai chết là điều có thể xảy ra.
Trước
khi bứng cây ra khỏi chậu, các bạn cần cắt bỏ hết đọt non, lá non trên cây rồi
tỉa bớt lá sẽ giúp ích cho cây trong vấn đề thoát nước trong thân và giúp việc
vận chuyển sẽ dễ dàng hơn.
Cây
mai cũng như các loài cây khác đề có các giai đoạn phát triển khác nhau trong từng
mùa khí hậu. Có giai đoạn cây phát triển mạnh mẽ, ra chồi lá non, mọc rễ mới;
có giai đoạn cây nghỉ ngơi, ít phát triển, không mọc lá non, lá hầu hết mầu sẫm, chọn giai đoạn này làm thời gian bứng và đánh bầu cây mai gốc lớn an
toàn nhất thường vào các tháng giáp tết. Do đặc điểm giai đoạn này – khi cắt rễ,
cắt cành, cây sẽ ít bị sốc, vì toàn bộ dinh dưỡng của cây đều được “rút về” dự
trữ trong thân. Điều kiêng kỵ là không nên bứng khi cây đang ra lộc, lá non.
Chuẩn
bị một cưa lá liễu nhỏ, thật sắt (bạn cũng có thể dùng dao bén, hoặc kìm cắt
cây cảnh bén, kéo bén), cuốc, xẻng, bay thợ hồ, xà beng bảng lớn…
Cắt
tất cả các nhánh, chỉ giữ lại phần mà mình muốn giữ dáng cho cây. Dùng dao sắc
hoặc kéo sắc cắt các cành vươn ko cần đến, cắt lá (chỉ để 1/10 của lá hoặc chỉ
để cuộng lá). Việc này sẽ làm giảm thoát nước của cây, tốt cho cây bị bứng.
Nên
giữ lại bầu đất nhiều nhưng cũng không qua lớn sẽ dễ bị bể bầu (nếu cây lớn giữ
bầu đất xung quanh cách rễ là bán kính ít nhất là 40 – 50cm). Bứng cây mai phải
hết sức cẩn thận, cắt bầu đất cho thật “ngọt” và gọn, cắt “ngọt” các rễ dư thừa
khỏi bầu.
Tuyệt
đối không để vỡ bầu. Cắt rễ bằng cưa, kéo thật bén. Nếu kỹ, có thể bôi vết cắt
rễ bằng keo bôi da chuyên dụng nhưng chú ý chỉ bôi phần gỗ và chừa phần da lại
vì đây là chỗ mọc rễ mới sau này. Các vết cắt thân cành trên cũng phải được xử
lý bằng keo chuyên dụng.
Bó bầu
đất bằng loại bao tải nông nghiệp và dây cao su cắt ra từ ruột xe máy hoặc xe
hơi. Khi bó bầu phải khéo léo thao tác thế nào để sau này dễ xả bầu, không phải
xê dịch cây nhiều, ảnh hưởng đến bộ rễ.
Sau
khi bó bầu, chở cây về nên xử lý ngay bằng thuốc kích thích ra rễ.
Với
cây khá lớn, khi tạo bầu đã cắt khá nhiều rễ to, để lại nhiều vết thương thì ta
nên nguyên bầu đất ít nhất được vài tháng để các vết cắt rễ khô lành rồi mới xả
bầu, vô chậu, thực hiện xử lý ngay bằng thuốc kích thích ra rễ chu kỳ 10 ngày.
Với cây nhỏ, ít rễ bị cắt thời gian ngắn hơn. Để bầu nơi thoáng mát, tránh nắng
mưa, giữ đủ độ ẩm cho bầu, không được tưới đẫm nước.
Trồng
cây: dùng đất tơi để ải (tránh sâu bệnh đã tồn tại trong đất), mùn cưa, chấu
thóc, sơ dừa nghiền nhỏ để trồng. Không nên nêm đất quá chắt hoặc quá xốp,.Giữ ẩm
vừa phải tránh úng, dùng rơm hoặc bao tời phủ quanh gốc thân cây và các cành
nhánh để tránh “cháy” vỏ và giữ ẩm cho da cây.
Nếu
chưa chuẩn bị chậu kịp thì khi bứng mai ra khỏi đất đừng để cho rễ mai tiếp xúc
với mặt trời. Đặt cây mai xuống vị trí thuận lợi rồi đắp mô đất lên cho cây,
dùng lá cây, rơm rạ phủ lên rễ. Như thế sẽ giúp cây phát triển tốt và là cách
được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở nhận chăm sóc mai sau tết.
Các
bạn thường nghĩ khi mai bị bứng ra khỏi mặt đất thường thiếu nước nên cứ bổ
sung nước rất nhiều làm cho cây bị úng rồi chết. Bạn nên tưới nước hợp lí,
không nhiều cũng không ít.
Đừng
để ánh nắng chiếu vào cây quá nhiều, chiếm khoảng 50% ánh nắng là đủ. Đừng đặt
cây dưới các bóng cây lớn thì cây sẽ không nhận được ánh sáng đầy đủ.
Để
cây không bị ngã khi thời tiết xấu bạn cần đóng trụ giữ cây cố định. Từ đó, rễ
cây mới phát triển ổn định được, cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây tốt.
Các
bạn không nên dùng phân để bón cho cây vì cây mới bứng lên đang bị tổn thương
mà lúc này bạn bón phân sẽ bị hư rễ.
Trên
đây là những kỹ thuật cơ bản cùng với những kinh nghiệm cần thiết, các bạn có
thể thu thập thêm những kinh nghiệm khác từ các nghệ nhân để trang bị kiến thức
cho mình. Hoa Mai Bình Định chúc các bạn thành công!
Có thể bạn cũng muốn xem:
Hoa
Mai Tết Bình Định
Tags:
bứng cây mai vàng, bứng cây mai vàng tiền tỷ, cách bứng cây mai vàng, kỹ thuật
bứng cây mai vàng, kinh nghiệm bứng cây mai vàng, cách bứng và trồng cây mai
vàng, trồng cây mai vàng mới bứng, bứng cây mai, bứng cây mai vào chậu, bứng
mai vàng, chăm sóc cây mai vàng mới bứng, cách trồng cây mai vàng mới bứng, cách
chăm sóc cây mai vàng mới bứng