Làm thế nào để cây mai nhặt lá, dày lá và lá xanh tốt quanh năm được rất nhiều bạn quan tâm gần đây và gửi đến diễn đàn hoamaixunau (Hoa Mai Bình Định). Trong chuyên đề hôm nay, hoamaixunau sẽ chia sẻ đến các bạn cách chăm sóc để cây mai nhặt lá, dày lá và xanh tốt quanh năm.

Nguyên nhân vì sao cây mai tược nhiều và lá không xanh tốt?

Rất nhiều bạn hỏi mình là tại sao cây mai trồng mà cây ra tược nhiều, các mắt cây không được nhặt và thưa thớt. Thì sau khi hỏi, đa số các bạn cho biết là dùng kích rễ và phân bón đạm cao cho cây mai.

Các loại thuốc kích rễ có chứa các hormone tăng trưởng rất mạnh trong đó có Auxin hoặc GA3, Các hormone này đóng vai trò ưu thế ngọn, phân nhánh mạnh cho cây giúp kéo dài lóng, hình thành rễ sẽ rất tốt cho giai đoạn sau khi cắt tỉa cành và phục hồi cây mai bị suy. 

Tuy nhiên nếu các bạn lạm dụng quá đà trong chăm sóc cây hằng ngày sẽ dẫn đến cây mai của bạn đâm tược mất kiểm soát, cành sẽ thưa thớt. Trong khi đó mai nhặt cành đóng một tiêu chí rất quan trọng để cây ra nụ sau này, mỗi mắt lá  sẽ đóng một mầm hoa tại vị trí này sau này. Nếu cành mai thưa thớt đồng nghĩa với mai của bạn sẽ rất ít nụ.

Song song vấn đề đó tiêu chí dày cành, xanh lá rất được quan tâm trên cây mai bonsai, khi cành lá thưa thớt sẽ mất đi tính cô đặc của loại mai bonsai.

Chăm sóc mai như thế nào để cây dày lá và không đâm tược dài?
Cách chăm sóc mai để mai dày lá và mập đọt. Ảnh: Hoamaixunau.

Các loại npk có hàm lượng npk cao như 30-10-10 sẽ là nguồn đạm dồi dào để thúc cây đâm tược, nếu các bạn quá lạm dụng loại phân này cũng sẽ làm cho cây mai đâm tược, cành lá không nhặt cho sau này. Thông thường loại phân này thích hợp sử dụng trên rau ăn lá, hoặc những loại cây thân gỗ không quan trọng quá trình hình thành hoa hoặc cành nhánh của cây.

Cách bón phân cho cây giúp cây nhặt cành, dày lá và không đâm tược dài

Để giúp cho cây mai nhặt cành, dày lá và không đâm tược các bạn sử dụng các loại phân như DAP hoặc NPK 16-16-8+TE, ngoài ra các bạn có thể sử dụng loại phân NPK 16-12-8-11 (Ca Mg S) được nhiều người chơi bonsai chuộng loại phân này.

DAP (Diamoni phosphat) là loại phân bón phức hợp được dùng trong nhiều trong nông nghiệp. Có thành phần 18% N (Nitrogen - đạm), 46% P­2O­5 (lân). Lân trong Dap sẽ giúp cây xanh lá, đạm 18% này sẽ giúp cho cây mập đọt.

Cách bón:

Các bạn bón mỗi tháng 2 lần nếu bón riêng từng loại, nếu kết hợp cả hai loại DAP và NPK 16-16-8 TE hoặc NPK 16-12-8-11. Thời gian bón cách một tháng các bạn bón một lần, liều lượng tùy theo độ lớn của cây và từng giai đoạn chăm sóc của cây.

Ngoài phân bón vô cơ ở trên trong 1 tháng các bạn kết hợp bón phân hữu cơ để giúp cải tạo đất cho cây, giúp đất tưới xốp, dày lá và mập cành.

Cũng xin lưu ý với các bạn là khi sử dụng phân DAP (Phophose chiếm 46%) nếu sử dụng thừa (rất khó phát hiện), cây cũng không thể hấp thụ được hết mà còn gây ra tình trạng thiếu thiếu kẽm và đồng (Zn & Cu) trên cây mai, nếu bón nhiều lân thì sẽ ức chế cây sinh trưởng dẫn tới thừa sắc tố. Vì vậy các bạn cần bổ sung vi lượng Zn và Cu cho cây qua các loại phân bón có chứa các thành phần vi lượng này.

Hiện tượng Zn thiếu kẽm thường xảy ra ở đất có hàm lượng P cao. Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng giữa P và Zn trong đất có mối quan hệ rõ rệt. Nếu trong đất có nhiều, một trong hai yếu tố sẽ làm giảm khả năng cung cấp yếu tố kia. Trong đất thiếu một yếu tố nào đó, bón thêm yếu tố nào đó sẽ dẫn đến sự thiếu yếu tố kia.

Vì vậy trong sản xuất phân lân người  ta hay gia thêm thành phần kẽm vào. Cơ chế của hiện tượng này tới nay chưa được nghiên cứu kỹ. Giải thích bằng hiện tượng kết tủa photphat kẽm chưa đủ để làm rõ vấn đề. Nếu tìm được nghiên cứu Hoamaixunau sẽ chia sẻ cho các bạn trong một chuyên đề khác về sự liên quan của 2 nguyên tố này.

Cách xử lý cây mai tược dài, cành thưa thớt, không nhặt lá:

Đối với những trường hợp mai của bạn đâm tược nhiều, để giúp cho cây dày lá, mập cành. Khi cây đang trong giai đoạn tược non, các bạn đợi lá già ( lá màu xanh sẩm) các bạn hãy bấm chận tược, để giúp cây búng ra chồi non mới, sau khi cây ra nhánh các bạn áp dụng cách bón phân như Hoamaixunau đã cha sẻ ở trên sẽ giúp cây xanh lá, mập đợt và nhặt cành.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn biết được vai trò của các loại phân cũng như cách bón phân giúp cho cây mai nhặt cành, xanh lá góp phần tạo nhiều nụ cho cây mai sau này.

Hoa Mai Tết Bình Định

Cùng chuyên mục:

  • Top 3 loại Thuốc tăng trưởng cho cây mai tốt nhất hiện nay
  • Cách làm cho cây mai ra nhiều nhánh
  • Cách ngâm ủ và bón phân bánh dầu cho cây mai

Tags: cách chăm mai xanh tốt quanh năm, bón phân cho cây mai dày lá mập đọt, cách làm cho cây mai không đâm tược dài, bón phân cho cây mai không ra tược dài