Download Sách hướng dẫn trồng mai - Giáo trình nghề Bộ NN & PTNT Tải về

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc mai vàng sau tết

Vui lòng đợi 0 giây...
Cuộn xuống dưới và click vào Go to Link để đến trang đích
Chúc mừng! Liên kết được tạo
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc mai vàng sau tết
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc mai vàng sau tết. Ảnh: Hoamaixunau.

Các bạn có ý kiến đóng góp hãy comment bên dưới, để mọi người dễ theo dõi và cùng giúp nhau để có cách trồng tốt hơn. Xin cám ơn ad Hoa mai Bình Định đã cho phép tối đăng bài.

Đầu tiên các bạn phải đánh giá lại cây mai của mình xem hiện nay nó mạnh hay yếu, bộ rễ có phát triển tốt không, rễ quanh chậu đã già chưa (rễ già nó có màu vàng sậm và hơi khô)? Chất trồng của nó là gì, nếu là mai trồng chậu nó có quen chậu chưa (thuần chậu). Trong bài này tôi nói nhiều về cây mai trồng chậu vì mai trồng ngoài đất nó chỉ cần phân bón tưới nước đủ thì nó đã sống tốt rồi.

Công việc sau Tết và trước rằm tháng giêng các cây trồng chậu ta nên làm xong các công việc như: lặt bỏ các hoa đã nở, các nụ chưa nở cũng phải lặt bỏ luôn để nó không mất đi phần dinh dưỡng nuôi hoa, nuôi hạt. Việc tỉa cành cần thiết phải thực hiện để loại bỏ bớt mầm bênh bám trên cành, tược mới ra sung hơn vượt nhanh hơn và cũng là dịp ta hoàn chỉnh dáng thế, tán cây . 

Việc chuyển chậu, thay đất phải xem thật cụ thể và chỉ làm khi: các rễ quanh chậu già nhiều nó không hấp thu được dinh dưỡng đúng mức, đát trong châu bị nén (lèn) có màu đen bó nhiều vào rễ.

Nếu hệ thống rễ còn nhiều rễ non màu tráng ngã vàng, đất vẫn tơi xốp thì không cần phải thay đất, còn việc thay chậu ta chỉ thay chỉ khi rễ ăn bít cả chậu không còn chỗ để phát triển nữa và lưu ý khi cần thay chậu chỉ thay chậu lớn hơn một tí thôi nhé, các bạn mới trồng thường xài chậu quá lớn so với cây nhỏ với lý luận là để khỏi phải thay chậu nữa, việc nầy không tốt cho cây vì châu lớn giữ nước nhiều và giữ lâu nó kết hơp với phân bón tao ra các khi như sulfu, metan,.. gây ngộ đọc cho cây.

Chất trồng thay thế nên sử dụng nhiều trấu tươi, vỏ đâu phộng, xơ dừa (tỉ lệ xơ không quá 60%). Sau khi thay đất thay chậu nên đưa cây vào nơi mát thoáng gió, nếu không đưa được giăng lưới lan cho cây, nhớ là chỉ tưới ngập lúc đầu chờ cây ra lá nhiều mới tưới bình thường và mang dần nó ra nắng .

Mỗi tuần pha thuốc kích rễ theo liều lượng chỉ định tưới nhẹ một lần. Các bạn lưu ý tất cả các thuốc kích thích là con dao 2 lưỡi, không tưới cây không chết, tưới quá nhiều cây chết hay ngộ độc khó hồi phục (một số clip hướng dẫn bảo 1 gói atonik 10 ml pha 1 bình 8 lit để phun, rất nguy hiểm, nên pha 1ml cho 5 lit nước).

Lưu ý thứ hai rất quan trọng là khi thay đất chỉ dùng hỗn hợp trên thôi tuyệt đối không cho phân vào, cây không ăn được mà còn bị sốc nhiệt chết luôn. Nguyên tắc cần nhớ là CHỈ bón phân khi cây có nhiều lá và trời đang nắng nóng không bón phân, khi nhiệt độ môi trường trên 32 độ thì khả năng rễ hấp thụ phân bị giãm nhanh. Khi lá phát triển các bạn có thể pha loãng các phân bón lá 30 10 10 để phun mỗi tuần .

Tại những vùng quá nóng nhiều người chờ đến cuối thàng 4 dl mới thay đất, thay chậu, họ cũng cắt bông tỉa cành và phun u- rê loãng hay Ga3 1g/30l để phun lên thân cây (bây giờ họ có Ga3mix xài cũng tốt ) lá , cành sẽ vươn nhanh . Việc nầy cũng làm được trong trường hợp ở phần đầu.

Phân bón và thuốc ngừa sâu bệnh

Theo kinh nghiệm tôi thấy khi cây bắt đầu bón phân được thì nên ưu tiên bón phân hữu cơ kết hợp với phân NPK, nên ngâm phân hữu cơ như Dynamic, phân bò, gà.. với lượng nhỏ NPK (đầu năm xài hàm lượng đạm cao như 30 20 10), hiện nay phân cá có rất nhiều loai trên thị trường như Alaska, Avi...cũng nên chú ý hàm lượng như Avi 413 (xài đâu năm) , 315 (xài cuối năm). Nói cung phân trong giai đoạn đâu năm hàm lượng đạm phải cao hơn P và K. Bạn nào có ngâm bánh dầu , bả đậu nành với lân xà rất tốt.

Ta chú ý rằng: cây mai sau mùa hoa nó đã dốc toàn nội lực để phô bày ra hoa và khi ta chưng cũng giãm nước, không chăm sóc nhiều nên nó rất yếu. Đây là dịp để sâu bệnh tấn công và tôi khẳng định nếu các bạn chăm sốc đạt trong giai đoạn sau tết thì các bạn đã thành công trên 60% rồi, phần còn lại chỉ theo đúng quy trình rất nhẹ nhàng.

Bệnh thường gặp ở cây mai sau tết là nấm hồng. Nấm hồng nó hình thành từ mùa mưa năm trước và tiềm ẩn chờ điều kiện sau tết trời nóng ẩm cao là nó phát triển, ban đầu trên các cành nó xuất hiện những đóm màu hồng, lan dần lớn hơn, tạo nghẻm mạch nhưa không lên được, cành sẽ chết, chú ý lá nó không còn tươi, thịt lá có màu trắng bạc.

Nấm hồng làm cho cây suy rồi chết. Ta tỉa cành chú ý cành có vỏ xấu nên tỉa sâu hơn đẻ loại nấm hồng. Các bạn có thể dùng Avil 5SC, Coc 85 để phun trị. Các bệnh khác như cháy bìa lá, thán thư, rĩ sắt rất ít, nó chỉ xuất hiện nhiều vào từ đầu mùa mưa và trong mùa mưa.

Sâu nhiều nhất trong giai đoạn sau tết là bọ trĩ, và sâu lá. Bọ trĩ tấn công cây khi vừa ra tược non, nó hút nhựa làm lá quắn quéo lại lá không quang hợp được nhiều cây bị suy.

Bọ trĩ rất khó trị, nó đẻ nhiều, nở liên tục hết đơt nầy đến đợt khác và đăc tính quen thuốc cung làm cho ta khó diệt nó.Thường ta xài các loại thuốc sau: confidor, regent, thuốc có hoạt chất abamectin, phải luân phiên phun các lọai thuốc mỗi loại không quá 2 lần, lúc đầu phun cách nhau 4 ngày sau đó giản ra 1 tuần. Phun thuốc vào sáng sớm, phun cả 2 mặt lá, phun cả mặt chậu và nhưng cây lân cận, lá bị rồi bị cong queo do di chứng không chữa được, chờ là đợt sau. 

Cái thường gặp cuối là tuyến trùng, nó bám vào rễ tạo các u ở rễ, tuyến trùng làm cho cây vàng lá và có thể suy hoặc chết. Thuốc trị có nhiều loại như tervigo nhiều người thường xài nhất, loai khác Nimitz480EC, Agassi 36EC..

Đây chỉ là các lưu ý của tôi để các bạn tham khảo, có thể trong đó có nhiều chủ quan. Các bạn thực hiện có gì xin trao đổi lại và cũng nên phổ biến kinh nghiệm của mình để anh em tham khảo.

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm trồng mai bạn Tuấn Anh gửi về diễn đàn Hoa Mai Bình Định (hoamaixunau)


Bình luận

Bình luận theo nguyên tắc cộng đồng trên diễn đàn Hoamaixunau!
Oops!
Có vẻ như đã xảy ra sự cố với kết nối internet của bạn. Vui lòng kết nối với internet và bắt đầu duyệt lại.
AdBlock Detected!
Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng plugin chặn quảng cáo trong trình duyệt của mình.
Hãy xem xét hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa ứng dụng chặn quảng cáo của bạn, nó giúp chúng tôi trong việc phát triển Trang web này. Cảm ơn!
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.
Tắt Quảng Cáo [X]