Hoa Mai Bình Định xin chia sẽ đến các cách bón phân bánh dầu cho cây mai và cách ủ phân bánh dầu đạt hiệu quả cao nhất.
Dù trồng mai theo phương pháp hữu cơ hay hóa học thì việc bón phân cân đối, đầy đủ, kịp thời đều
có ý nghĩa quyết định đối với năng suất, chất lượng cây mai. Trong phương pháp canh tác hữu cơ, các
loại phân ủ thông thường (phân chuồng, xơ dừa, trấu, rơm rạ…) có tỷ lệ chất độn cao, hàm lượng dinh dưỡng thấp, hiệu quả tác động
chậm. Nên chỉ phù hợp cho việc bón lót, khó đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của
cây mai vào những thời kỳ quan trọng.
Phân
bón bánh dầu mang lại hiệu quả cao cho bà contrồng mai tại làng mai An Nhơn,
Bình Định
Do vậy,
để đạt được hiệu quả trong quy trình chăm sóc
mai, chúng ta cần phải có được những loại phân bón hữu cơ đậm
đặc, có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt độ đáp ứng nhanh để bón thúc cho cây trồng
vào những thời kỳ quan trọng. Trong đó nổi trội nhất là phân bánh dầu, bón phân bánh dầu cho cây mai sẽ mang đến hiệu quả
cho người trồng mai.
Bánh
dầu là một loại phụ phẩm của ngành sản xuất dầu ăn. Sau khi ép lấy dầu thì phần
bã còn lại được ép thành từng bánh gọi là bánh dầu. Tùy vào nguyên liệu ép dầu
mà chúng ta có bánh dầu đậu phộng (lạc), bánh dầu đậu nành, bánh dầu điều…dùng
làm phân bón rất tốt.
Trong
bánh dầu phụng (phộng) có tới hơn 40% làm đạm hữu cơ. Đã từ lâu phân bánh dầu
được sử dụng như một loại phân bón hữu cơ chậm tan hoặc được dùng để ngâm ủ
thành phân hữu cơ đậm đặc rất tốt cho cây trồng. Bón phân bánh dầu làm cây phát
triển xanh tốt, mượt lá, cho năng suất cao.
Lý
do: Trong bánh dầu ngoài hàm lượng đạm hữu cơ (protein) rất cao từ 28-51% thì
nó còn chứa nhiều muối khoáng, vitamin. Đặc biệt sau khi ngâm ủ protein khó tan
được thủy phân thành amino acid
giúp cây trồng nhanh hấp thu một cách hiệu quả.
Tuy
nhiên, nếu dùng trực tiếp hoặc ngâm nước tưới theo cách truyền thống thì lại có
nhiều điểm bất lợi. Chẳng hạn, như tạo ra mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện cho
vi sinh vật bất lợi phát triển, gây bệnh cho cây trồng. Ngoài ra, nếu bón trực
tiếp phân bánh dầu thường dẫn dụ kiến, ruồi tới. Nhiều khi có cả chuột tới ăn.
Trong
phân bánh dầu đạm hữu cơ rất bền không bị bốc hơi, cũng ít bị trôi đi. tạo độ
mùn tơi xốp cho đất. Kích thích vi sinh vật có lợi phát triển. Do đó bánh dầu
dùng trong tháng nắng sẽ phát huy hiệu quả rất cao. Hiện nay bà con tại làng mai An nhơn Bình Định cũng
đã biết cách sử dụng bánh dầu để bón cho cây mai, và hiệu quả mang lại rất tốt
cho vườn mai.
Bánh
dầu phân hủy có công dụng rất cao để cây mai tạo
giàn lá bóng loáng xanh đậm, mập chồi và đặc
biệt là nuôi cành mai không bị đâm tược. Nếu sử dụng bánh dầu bẻ thành miếng
rồi chôn vào đất tác dụng không cao, nó còn có thể làm chết rễ nào gần miếng
bánh dầu đó. Gây ngộ độc hữu cơ.
Để
dùng bánh dầu có hiệu quả, bánh dầu phải được ủ hoặc ngâm cả năm. Nhưng vẫn bốc
mùi rất kinh khủng.
Hiện nay có hai phương pháp ủ bánh dầu phổ biến mà người trồng mai thường
áp dụng đó là:
Phương pháp ủ nóng
Ủ nóng là phương pháp ủ phân hữu cơ hiện đại. Các xác bã hữu cơ được chất
thành đống và tưới ẩm và giữ chúng ở độ ẩm 45-50% ( khi nào nắm chặt tay thấy
có một vài giọt nước chảy ra là đạt ).
Phân bánh dầu vì đặc trưng gây mùi và có lượng đạm lớn. Do vậy không nên
ủ 100% bằng phân bánh dầu làm lãng phí một lượng đạm lớn khi chúng phân hủy.
Nên trộn chung với các nguyên liệu giàu carbon như rơm dạ, mùn cưa.
Phương pháp ủ nguội
Hiện nay có rất
nhiều dạng chế phẩm sinh học, nhờ đó mà quá trình lên
men phân hủy sẽ nhanh hơn. Nếu làm đúng cách sẽ không có mùi. Để tận dụng được
những ưu điểm của phân bánh dầu, hạn chế được các nhược điểm vừa nêu, thì giải
pháp ủ bánh dầu bằng men vi sinh là một lựa chọn hợp lý và kinh tế nhất.
Cách ủ phân hữu cơ đậm đặc từ bánh dầu bón mai bằng chế phẩm vi sinh:
Chuẩn bị:
-Các bạn cho 100ml acid phosphoric vào thùng 30L nước
và
quậy đều lên,
xong thêm 10 kg bánh dầu xay nhỏ vào và quậy
tiếp cho mau hòa tan, đậy nắp mỗi ngày quậy 1 chút cho mau hòa tan.
-7 ngày sau bổ sung thêm 150g super lân và 700- 800 ml hỗn hợp men thứ cấp ( hướng dẫn bên dưới ), sau đó quậy thật đều và đậy
nắp.
-10 ngày sau thêm 100ml Enzym Protease (men phân giải
protein) tiếp tục trộn đều và đậy nắp.
Cứ 10 ngày ta quậy đều 1 lần. Đến ngày thứ 45
là hoàn tất, ta sẽ có được 25 L phân bánh dầu đậm đặc và quan trọng là “thơm” nữa.
=>Cách làm men thứ cấp:
1L nước + 100g Chế phẩm men vi sinh ( các bạn tìm mua trên thị trường) + 3ml nước mắm + 20g rỉ
đường (đường cát vàng, mật mía…) quậy và để 24 tiếng cho ra men thứ cấp.
Cách bón phân bón bánh dầu đã ủ cho cây mai:
+ Các bạn pha 20-30ml dung dịch trên vào 1 lít nước tưới vào gốc mai vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát đối
với cây mai con, hoặc cây mai từ 1 - 2 năm tuổi.
+ Đối với cây mai lớn hơn 2 năm tuổi các bạn pha 30 – 40ml/ dung dịch ủ
trên cho 1L nước tưới mai cũng vào lúc
sáng sơm hoặc chiều mát.
Các bạn có thể ủ bánh dầu với nấm Trichoderma cho
loại phân bón này ( cách ủ khô với nấm Trichoderma) thời gian khoảng 2-3 tháng tương tự như ủ xác bã thực vật có thể cho 1 mẻ phân hữu cơ rất giàu protein, rất đơn giản chỉ cần bổ sung thêm đạm, lân, nấm trichoderma và mật rỉ đường vào đống ủ để tăng sinh khối nấm từ đó phân giải lượng bánh dầu trong đống ủ. Trong bài viết tiếp theo Hoa Mai Bình Định sẽ chia sẽ cách để
các bạn ủ phân bón bánh dầu với nấm Trichoderma tăng hiệu quả sử dụng cho cây
mai.
Hoa Mai Tết Bình
Định
Tags: Cách tưới phân bánh dầu cho cây mai, cách ủ
phân bánh dầu cho cây mai, chế phẩm vi sinh ủ phân bánh dầu, tại sao dùng super
lân ủ phân bánh dầu, cách ủ bánh dầu với trichoderma, Tưới phân bánh dầu cho
cây mai, Cách ngâm ủ bánh dầu phộng, Cách ủ bánh dầu với nấm Trichoderma, Cách
bón bánh dầu cho phong lan, Ủ bánh dầu khô, Ủ bánh dầu bằng Trichoderma, Cách
ngâm bánh dầu tưới cây, Cách ủ phân bánh dầu, Cách bón bánh dầu cho cây mai