Những cây mai này dù có chăm sóc tốt hơn thì cũng không thể phát triển bình thường được. Không thể chăm sóc vậy xử lý bằng cách nào, mời các bạn cùng tham khảo quy trình sau đây:

Bước 1: Cắt tỉa cành
Để xử lý cây mai bị suy việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là cắt tỉa cành. Cắt hết các cành phụ, chỉ nên giữ lại những cành chính, những cành tạo nét đẹp cho cây mai mà thôi. Sở dĩ phải cắt nhiều như vậy vì bộ rễ cây mai đã bị hư thì dù có để lại những cành đó cũng không phát triển được mà còn gây áp lực không cho rễ có cơ hội phục hồi.
– Lưu ý: Sử dụng kéo, cưa chuyên dụng để cắt tỉa để tránh vết cắt bị dập nát. Sau khi xử lý xong vết cắt cần được quét nước vôi trong để phòng ngừa nấm bệnh.


Bước 2: Cắt rễ
Sau khi cắt cành chúng ta tiến hành cắt rễ. Nên bứng hết cả cây lên để cắt rễ, cắt hết toàn bộ phần rễ đã bị hư thối. Có thể cắt hết 2/3 bộ rễ, chỉ cần để lại 1/3 là được. Sau khi cắt dùng nước sạch rửa sạch lớp đất cũ bám trên hệ rễ.


Bước 3: Thay đất
Toàn bộ đất trồng cũ chúng ta bỏ hết, thay mới hoàn toàn bằng đất mới. Nên sử dụng mùn xơ dừa trộn với vỏ trấu với tỉ lệ 2 : 1 để trồng lại giúp cho bộ rễ dễ phát triển nhất.
Bước 4: Kích thích phục hồi hệ rễ
Sau khi đã trồng lại trên đất mới, để cây mai phục hồi nhanh nên sử dụng thêm NUTRILUX SUPER ROOTS tưới vào gốc cây theo liều lượng trên bao bì, đồng thời sử dụng chế phẩm men vi sinh Trichoderma để ngừa nấm bệnh. NUTRILUX Có tác dụng kích thích phục hồi rễ cho cây mai đồng thời giúp cây mai chống chịu điều kiện bất lợi, phát triển lá xanh mượt. Nếu làm đúng quy trình trên cây mai bị suy sẽ phục hồi trong vòng 20 ngày.