Quy trình chăm sóc mai vàng trong một năm sẽ rất đơn giản nếu bạn hiểu về cơ chế sinh trưởng và phát triển của cây mai. Vậy nên bón phân gì cho cây mai vàng, cách bón phân NPK cho cây mai như thế nào cho hợp lý. Trong bài viết kỳ này, hoa mai Bình Định xin chia sẽ cách bón phân NPK cho cây mai vàng và cách bón phân cho mai các tháng trong một năm. Mời các bạn cùng theo dõi.
Bón phân gì cho cây mai vàng?
Các loại phân bón gốc cho mai vàng: Phân hữu cơ đã được ủ đúng cách như phân bánh dầu, các loại phân NPK cho mai, phân Dynamic, phân dơi, super lân, phân DAP, cloruakali (giống như muối ớt).
Các loại phân bón lá cho mai vàng
- Alaska (phân cá để phun lá), Roots2 hoặc các chất kích rễ khác…
- Phân bón NPK 30-10-10, 20-20-20, 6-30-30.
- Phân bón Nutrilux kích ra hoa 10-50-10, hoặc đầu trâu 501 và 701.
- Chế phẩm sinh học: Agrostim, nấm Trichroderma, Sincosin + Agrispon(chế phẩm này trị tuyến trùng và kích sinh trưởng)
- Thuốc trị sâu và rầy : Actara,Regent, Confidor, Coc 85,..
- Thuốc trị nhện đỏ: Alfamite
- Trị tuyến trùng: Nokaph (hoạt chất Ethoprophos 100gr/kg), Mocap…thuốc nước và viên, Basudin viên.
Quy trình chăm sóc và bón phân cho cây mai vàng:
- Giai đoan 1: Từ tháng giêng đến đầu tháng 5, cây mai tạo tàn lá mới, tích trữ tài nguyên dinh dưỡng.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 5 đến đầu tháng 10, giai đoạn kết nụ và nuôi nụ mai.
- Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 10 đến ngày lặt lá mai, tích trữ năng lượng để chuẩn bị nở hoa.
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết cách bón phân NPK cho cây mai và các giai đoạn bón phân cho cây mai vàng:
Giai đoan 1: Từ tháng giêng đến đầu tháng 5, cây mai tạo tàn lá mới, tích trữ tài nguyên dinh dưỡng.
Sau khi nở hoa xong…cây bắt đầu cho 1 thời kì sinh trưởng mới, ra tược tạo tàn lá mới để bắt đầu cho 1 thời kỳ sinh trưởng mới. Nếu sau tết mà cây èo uột, suy thậm chí có thể chết, loại trừ luôn nguyên nhân bịnh tật. …là do giai đoạn 3 đã không bị cây bị bỏ bê, thiếu phân bón..vì thế sau khi nở hoa xong cây suy kiệt.
Triệu chứng đầu tiên nhận biết 1 cây sắp suy yếu rất dễ nhận ra khi thấy nở hoa nhỏ, nở không tập trung…nở từng đợt mỗi đợt cách nhau vài ngày. Rụng nụ hoa tàn sớm..v..v Thấy những triệu chứng trên. Bạn hãy mau mau lặt bỏ hết bông nụ, để đọt lá nếu có lại..đem cây ra nắng nhẹ ( không được thay đất).
Cây không phải nở bông nên sẽ không kiệt lực…bạn để nguyên tàn lá chi cành không tỉa bất kì 1 cành nào…để cây không tổn hao tài nguyên tạo cành mới. Cây sẽ mau chóng ra lá …nuôi giữ gìn kỹ bộ lá này đến đầu tháng 5 ÂL mới bắt đầu…xả.
Cách bón phân NPK cho mai giai đoạn 1:
Mùng 6 là hết Tết rồi, bạn ra cây ra sân chỗ có nắng nhẹ để cây từ từ thích ứng trở lại với nắng, cắt bỏ hết các nụ đã nở hoa..bỏ luôn nụ chưa nở..
Nếu cấy đã ra lá thì ngày 8 bạn tưới cho cây 1 lần phân loãng và phun 1 lần phân bón lá 501 hoặc 30-10-10 để cây tích trữ thêm 1 ít sức mạnh chuẩn bị cho công đoạn xả tàn lúc vào rằm tháng giêng. Nếu cây chưa ra lá, thì không được tưới phân và phun phân.
Sau khi tỉa bỏ bông lá cây mai sẽ lộ ra tất cả chi cành trần trụi 1 bộ khung, bây giờ bạn phải tỉa cành:
Nếu là 1 cây mai đã hoàn chỉnh về dáng thế..như Mai Đình Định, bạn chỉ nên tỉa sơ, tỉa phớt đầu cành thôi . Hãy quan sát kĩ từ đầu ngọn của 1 cái cành, dò lần vào bên trong khoảng 1 tấc hoặc 5cm sẽ thấy vết cắt năm ngoái, đã hoặc chưa thành thẹo có màu nâu đen của gỗ khô nhích ra 2 mắt lá rồi cắt.
Sở dĩ phải nhích ra 2 mắt lá là vì cành bên trong đã già, nếu bạn cắt ngay vết cắt cũ có thể sẽ không nảy được mầm vì thời gian nấm bệnh đã làm các mầm ngủ chết, không có khả năng nảy mầm. Nhích ra 2 mắt lá…vì 2 mắt lá này thuộc cành mới mọc năm ngoái, nên còn non mầm ngủ chắc chắc còn sống và sẽ mọc ra 2 tược mới, các tược mới này sẽ mọc ra các lá rất nhặt (sát nhau)… như thế cây sẽ không bị phá dáng thế.
Mặt bất lợi nữa nếu bạn tỉa sâu vào bên trong. Nếu mầm có mọc ra sẽ phóng rất mạnh với mắt lá rất thưa, bạn sẽ mất công phải uốn, tạo khúc chiết lại cho chi sẽ rất mất công, mà chưa chắc bạn uốn đẹp bằng cành cũ đã bị cắt mất.
Với cây mai chưa hoàn chỉnh còn khuyết tàn thiếu chi…bạn có thể uốn để kéo bớt cành thừa về bên khuyết tàn, uốn cho vừa ý sau đó xả bỏ các chi tiết thừa.
Cây không lá trần trụi rất dễ nhận ra các khuyết điểm và rất dễ uốn kéo cành sao cho tròn cho đẹp. Bạn cũng có quyền cắt sâu…từ đó sẽ mọc ra cành mới và mọc rất nhanh với mắt lá thưa. Các bạn bấm tược để chi phân nhánh thứ cấp, cây sẽ mau chóng lấp đầy chỗ khuyết, trống.
Mai Bình Định được trồng bằng đất phù sa rất tốt và bền…bạn đừng thay đất của nó mà hãy làm phì nhiêu thêm đất phù sa trong đó thì tốt hơn là thay mới, cách làm màu mỡ thêm cho đất chậu rất đơn giản :
Dùng các chất hữu cơ mục( vỏ cây, sơ dừa,..) đắp quay quanh vành chậu và cao hơn gốc để dưỡng ẩm cho cây mai. Sau đó đổ phân hữu cơ mục vào (cao khoảng 8cm hoặc hơn) cho lấp kín luôn cổ rễ tới sát gốc chất màu mỡ sẽ thấm vào bầu đất…rễ cũ trong bầu đất sẽ dài ra quay đầu lên ăn vào phân hữu cơ mục này…khoảng tháng 7 rễ sẽ mọc ngẹt và nổi lên.
Ăn tết xong lại quây bọc vành chậu, rải ít vôi + super lân rồi đổ phân mục mới vào như cũ. Với cách này, đất trong chậu luôn màu mỡ do được bồi dưỡng hằng năm..các rễ trong bầu đất dài ăn ra tới vành chậu..sẽ quay đầu lên để ăn vào chất trồng mới mà ta bổ sung phủ tới gốc ( sẽ có cả mao rễ mới mọc từ thân rễ lộ).
Sau khi đã xả tàn thay chất trồng hoặc thêm phân hữu cơ xong...đem cây vào giàn giảm nắng. tưới 1 lần chất kích rễ như root2...., khi thấy tược non bắt đầu phun ra thì đem cây ra nắng 100%. Phun ngừa bọ trĩ cho cây mai 4 tới 5 ngày 1 lần, phun tưới chất kích rễ cho cây mai 7 ngày 1 lần.
Khoảng đầu tháng 2 ÂL khi lá đã nhiều, và nhiều lá đã có màu xanh, thì bắt đầu tưới phân loãng hoặc bón phân dơi cho cây 1 tháng 1 lần 1 chén phân dơi cho chậu đường kính 0m4 rải phân dơi lên mặt chậu rồi phủ rơm rạ hoặc trộn phân dơi vào đất chậu, đồng thời phun ngừa nấm định kì 10 ngày 1 lần và luân phiên thay thuốc. Dùng Alaska phun cho lá 10 ngày 1 lần vào lúc chiều., dùng agrostim phun cho lá 15 ngày 1 lần.
Nếu lá có ít nghĩa là cây đó yếu, không được bón phân mà chỉ được phun tưới, chất kích rễ cho đến khi tàng lá đã nhiều, mới được quyền bón phân (có thể phải chờ đợi đến tháng 4 cây mới đủ lá đấy) vẫn phải phun ngừa nấm. Nếu các bạn bón phân sớm khi cây chưa đủ lá chỉ đưa đến hư luôn cây thôi.
Đặc biệt riêng cho các cây có thay đất mới (từ trên 50%) vì sự thay đất nhiều này có chạm và có mất bớt rễ nên phải cẩn trọng. Trong thời gian 2 tới 3 tháng đó chỉ nên phun tưới chất kích rễ khoảng 10 ngày 1 lần.
Bón phân thế nào là tuyệt kĩ của mỗi vườn…do đó hiếm có sự tranh cãi về kĩ thuật, công thức bón phân…vì tất cả các vườn đều có kết quả giống nhau đó là những cây mai nhiều bông rực rỡ và sau tết cây phục hồi sức khỏe mạnh mẽ.
Với cây trong chậu thì các bạn bón ít phân hoặc bón loãng nhưng bón làm nhiều lần sẽ có lợi hơn là bón 1 lần nhiều ( đậm ) phân.
Phân loãng là 1 hỗn hợp phân hữu cơ và vô cơ gồm : 120 gram NPK + 240g Dynamic hòa tan trong 200 lít nước ngâm 10 ngày để vi sinh có thời gian phân hủy trước để khi tưới vào chậu cây hấp thụ ngay. Các bạn tưới mỗi lần cách nhau 10 ngày nếu là cây có tàn lá xum xuê, nếu cây có bộ lá vừa phải thì 15 ngày tưới 1 lần.
Bón Npk đúng cách cho mai giúp mai phát triển cân đối |
Nếu cây ít lá thì không tưới bất cứ phân gì mà dùng các chất kích rễ để tưới như: Nutrilux, roots 2 theo liều trên bao bì.
Cách bón phân dơi cho cây mai:
Lấy gần 1 chén phân dơi rải đều lên mặt chậu 40 cm (đường kính bên trong) hoặc trộn đều vào đất chậu. Sau đó phủ vỏ cây khô lên, 1 tháng bón phân dơi 1 lần cho đến đầu tháng 5 là ngưng.
Phải đến đầu tháng 6 bạn mới cho vào mặt chậu 1 nắm dynamic là được rồi..Tuy nhiên phân bón lá vẫn phải duy trì đúng lịch, bạn có thể phun phân bón Nutrilux vừa kích đọt vừa kích nụ 1 tuần 1 lần và phun 2 lần.
Giữa tháng 5 phun cho nó 1 lần Rootplex để đột ngột tăng kali lên cao, cuối tháng 5 phun nhắc lại 1 lần Rootplex nữa, trong Nutrilux có hàm lượng kali khá cao, các bạn cũng có thể dùng để thay thế.
Giai đoạn 2: Từ tháng 5 đến đầu tháng 10, giai đoạn kết nụ và nuôi nụ mai.
Xem tình hình lá mai, nếu lá xanh tốt thì phun Phân bón NPK 6-30-30 hoặc 15-30-15. Nếu lá không xanh tốt đọt ra ít quá thì phun 30-10-10.
Tháng 6 Nếu các mắt kim dưới các nách lá đã xuất hiện thì từ nay không để ý đến nụ nữa , vì nụ bắt đầu xuất hiện rồi. mà lo chăm sóc lá tùy tình hình lá mà chọn phân. Chăm sóc lá lúc này cũng chính chăm sóc nụ đấy, lá tốt nụ sẽ được nuôi tốt.
Nếu tháng 6 mà các mắt kim không xuất hiện thì đều đặn phun phân bón Nutrilux 10-50-10 định kỳ 15 ngày/ lần, hoặc NPK 6-30-30, NPK 15-30-15 vài lần nữa. Dù thế nào cuối tháng 6 cũng phải tăng cho cây 1 lần phân loãng, vì bộ lá tháng 7 sẽ là chủ lực để kìm hoa đến cuối năm.
Với cây mai bấm đọt:
Bạn nên phun phân bón NPK cho mai 20-20-20, do bị giảm đạm để dễ kết nụ…và đồng thời đủ chất mà ra đọt và nuôi cành mới tạo bộ tàn mới.
Phân bón gốc cũng phải đủ chất lượng để nuôi cành nuôi lá mới: Cụ thể tưới phân loãng 15 ngày 1 lần tưới vào buổi sáng 1 ngày có nắng Nếu mưa to và nhiều quá thì tăng cho cây 1 lần kali vào gốc và thay thế phân loãng bằng phân DAP hoặc dynamic.
Và lần cuối cùng phải chấm dứt trước tháng 7, để còn chuẩn bị cho đợt lá tháng 7 là bộ lá chủ lực để giữ nụ mai và nuôi cây vào các tháng cuối năm.
Xin lưu ý với các bạn :
1 số cây mai cuối tháng 4 đã lú mắt kim ...đó là mầm của nụ..vì thế những phương pháp kích nụ cho các cây này là….thừa. mà có thể còn có hại vì kích phát tố trong cây đã có rồi. Nói cách khác cây đang trong giai đoạn kết nụ, vậy không cần kích nụ nữa.
Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 10 đến ngày lặt lá mai, tích trữ năng lượng để chuẩn bị nở hoa.
Do đó để cây kết nụ tự nhiên là có lợi nhất đầu tháng 10 các bạn nhớ tưới hoặc rải thuốc ngừa diệt tuyến trùng. Diệt tuyến trùng lần 1 lúc sau tết, Lần 2 lúc tháng 5 và lần cuối cùng lúc tháng 10.
Tháng 10 tất cả nụ đã to rồi...toàn bộ lá cũng đang già. Phân bón cho các tháng cuối năm này là để duy trì sự sống cho cây mà không cần phải tích trữ thêm..Vì nếu bón đủ phân như bình thường...cây sẽ tích trữ thêm, rất sung sức và tự nở hoa đúng tết.
Nhưng nếu thiếu phân cây sẽ tự rút năng lượng dự trữ để duy trì sự sống.. chống nóng lạnh v..v...kho dự trữ cạn dần...tết sẽ không còn năng lượng để nở hoa..hoặc nở xong cây sẽ chết hoặc suy thành èo uột.
Vì thế vẫn phải bón phân từ tháng 10 đến đầu tháng chạp nhưng phải giảm 1 nữa. Cụ thể trong 1 phuy nước ( 200 lít) có :120 gram dynamic + 60 gram NPK 16-16-8, tưới phân 15 này 1 lần. Đồng thời phun nhắc lại các liều Nutrilux định kỳ 15 ngày/ lần để cây tập trung nuôi nụ.
Phân bón lá tùy tình hình mà sử dụng...nếu lá non nhiều quá, thì phun 20-20-20, Nếu lá già quá thì dùng 30-10-10 pha loãng gấp 5 lần liều bình thường và phun mỗi ngày 2 lần lúc sáng sớm và lúc chiều tối.
Phun 5 ngày liên tục lá già sẽ xanh lại..nếu giảm nắng cho cây tác dụng trẻ hóa lá già còn nhanh hơn nữa đấy. 10 đến 15 ngày 1 lần nhớ phun thêm Bo + can xi...hoa tết sẽ nở đẹp. Trong phân bón Nutrilux có đầy đủ các nguyên tố này.
Các bạn cẩn thận các tháng cuối năm trời lành lạnh không khí sẽ rất khô. Đất bốc hơi nước nhanh do độ ẩm thấp. Lá già mà héo khi tưới lại lá sẽ tươi lên rồi sau đó vàng rụng hết. Vì thế phải tưới cả sáng lẫn chiều...đất luôn ẩm sẽ không làm héo lá và mai không bị nở nhiều nếu có mưa... bất tử.
Đầu tháng chạp, cho cây 1 lần phân loãng 1 nửa như trên, từ đây ngưng phân hoàn toàn cho đến ngày lặt lá. Cũng đầu tháng chạp quan sát kỹ từng cây ước lượng được thời tiết, nhiệt độ tính ngày dứt điểm để lặt lá cho cây mai.
Lưu ý sử dụng các thuốc ngừa và trị nấm sau:
Vivadamy 5DD hoạt chất là validamycin trị nấm hồng dùng để quét lên thân lúc xả tàn tuyệt đối không được phun vì có thể sẽ làm giảm khả năng kết nụ sau này.
Các loại thuốc trị nấm phổ rộng khác nhưng luy ý nên có thuốc có gốc kẽm như dithane, Zinep vì kẽm (Zn) giúp lá xanh hơn để quang hợp tốt, kẽm là 1 vi khoáng giúp cây kết nụ nhiều.
Các chất kìm hãm sinh trưởng sẽ làm cây kết nụ….giống như điều khiển cho xoài kết trái…khi thấy lá đã già phun chất kích hoa, tược sẽ không mọc ra được thì hoa trái sẽ mọc ra. Các chất này chủ yếu là kali + chất kích thích.
Các chất đặc biệt như CCC rất có hiệu quả để kích thích mai kết nụ..vì công dụng của nó làm cho lá non nhỏ lại, tược chậm ra nhỏ lại. Năng lượng dồi dào trong cây mà không giải phóng được thì mai sẽ kết nụ.
Học thuyết về chất ra hoa ( kích thích tố ) cuả Trailakhian (1958) :
- Gibberellin có thể làm ra hoa sớm ở các cây dài ngày đã trưởng thành.
Có tất cả 103 GA...đi từ GA1 đến GA103… trong đó GA3 là hoạt tính sinh lí mạnh nhất, tùy ngoại cảnh tác động mà biến hóa từ GiB này sang GiB kia để phát lộc...để ra hoa...để ra rễ. Khác với auxin không thể tự biến hoá được. Nhưng Phun gibb không thể kết nụ được ở cây ngắn ngày.
- Florigen (khai hoa Tố ) có chứa 2 chất Gibberelin và Anthesin sẽ làm cây kết nụ ra hoa.
Đến nay hormone ra hoa florigen vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu GA : kích thích sinh trưởng của cuống hoa Anthesin: chất giả thiết kích thích sự ra mầm hoa.
Trên đây là toàn bộ bài chia sẻ cách bón phân NPK cho cây mai, các bạn có thể tự tay mình chăm sóc cây mai vàng của mình thật tốt để cuối năm có cây mai chơi Tết.
Nhiều bạn hỏi trong fanpage Hoa Mai Tết Bình Định rằng cách bón phân cho cây mai con như thế nào?, tháng 8 bón phân gì cho cây mai hoặc nên phun phân bón lá gì cho cây mai?
Thực sự mà nói trên thị trường có rất nhiều loại như: phân bón lá, phân bón hữu cơ cho cây mai, phân dơi cho cây mai,...Để liệt kê hết thì không thể nào. Các bạn có thể áp dụng các loại phân bón và cách bón phân npk cho mai trên vào quy trình chăm sóc mai của mình. Chúc các bạn thành công.
Tags: bón phân npk cho mai, bón phân npk cho mai vàng, bón phân npk cho cây mai, cách bón phân npk cho mai vàng, cách bón phân npk cho mai, cách bón phân npk cho cây mai, cách bón phân npk cho cây mai vàng, bón npk cho cây mai, bón npk cho mai