Theo người dân, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nguồn nước nhiễm mặn. Cây mai bị nhiễm mặn khiến cho nhiều chủ vườn phải chạy đôn, chạy đáo tìm nguồn nước thay thế và không ít người hoang mang lo lắng, bởi nghề trồng mai là sinh kế duy nhất của gia đình.



Lượng nước thượng nguồn đổ về các sông ít hơn các năm trước kéo theo dòng chảy yếu, lượng mưa khan hiếm, nhiệt độ tăng cao…Vì vậy xâm nhập mặn năm nay đến sớm bất ngờ và không loại trừ sẽ kéo dài thời gian nhiễm mặn.
Tại nhiều địa phương  giải pháp khoan giếng không được chính quyền địa phương đồng ý vì các kết quả quan trắc môi trường không có mỏ nước ngầm. Một số trường hợp khoan giếng đã có nước xài được nhưng trữ lượng tại mạch nước ngầm chắc chắn không nhiều.
Thay vì cây lên đọt non xanh tốt, phần lớn những vườn mai vàng đã đỏ lá, ngừng phát triển, trong số đó có những cây đã chết khô. Nhiều chủ vườn mai không dám tưới nước cho mai vì độ mặn đang tăng cao. Nhiều chủ vườn tính đến việc thuê người khoan giếng lấy nước nhưng chưa thuê được và trước khi tưới phải đi lấy mẫu nước để nhờ cơ quan chức năng kiểm tra độ mặn.
Ngưỡng chịu mặn của cây mai vàng và cây mai vàng chịu độ mặn bao nhiêu?
Nhiều vùng tại thủ mai vàng miền tây khi nước mặn lên đến 3 phần ngàn tấn công bất ngờ trong khi mai vàng chỉ chịu được ngưỡng mặn 0,6 phần ngàn.
Do mặn xâm nhập bất ngờ, nhiều vườn mai thiếu nước tưới cả tuần lễ. Nghiêm trọng nhất là các diện tích mai bị nhiễm mặn nhưng không có nước ngọt để tẩy rửa.
Đất nhiễm mặn là hiện tượng nguy hiểm ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng. Ở Việt Nam, đất mặn có xấp xỉ 2 triệu ha, chiếm gần 6% tổng diện tích đất tự nhiên. Quá trình mặn hóa là do ảnh hưởng của nước biển, do đó, thành phần các loại muối tan ở đất mặn Việt Nam giống như thành phần muối tan của nước biển
Tại sao cây mai bị chết hoặc héo lá vàng lá và rụng?
Khi tưới nguồn nước mặn cho cây mai, cây mai không hút được nước (hiện tượng hạn sinh lý), không hấp thu được dinh dưỡng, các quá trình sinh lý trong cây bị rối loạn, sinh trưởng của cây bị ức chế. Trường hợp cây bị nhiễm nặng, vượt quá khả năng chịu đựng, cây sẽ bị ngộ độc, lá mai bị cháy và rụng lá, cây héo và chết. Ngoài ra, khi cây bị nhiễm mặn, khả năng chống chịu bệnh kém nên thường bị “bội nhiễm” bệnh. Do đó, nếu tưới nước có nồng độ mặn vượt quá ngưỡng chịu đựng của cây thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây mai, làm thất thu năng suất , thậm chí làm cây mai bị chết.

Trong môi trường pH thấp tính độc của ion nhôm (Al+3) lên các loài thực vật tăng lên do nhôm hydroxide kết tủa, hình thành lớp màng nhầy phủ lên rễ cây, từ đó làm giảm quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, trao đổi ion, giảm sự di chuyển của oxy làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Thực vật phản ứng lại bằng cách gia tăng tần số hô hấp, dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Khi pH thấp, các ion kim loại ở dạng tan (Fe2+, Al3+) tác dụng với photphat (trong phân lân) tạo thành các hợp chất không tan, cây không hấp thụ được, do vậy phải bón tăng lượng lân.

Đất mặn là đất chứa lượng muối hoà tan từ 0,3 đến hơn 1%. Việc dư thừa muối NaCl, Na2SO4 trong đất đã làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.

Độ mặn của đất ảnh hưởng đến đến các hoạt động sinh lý của cây mai như:

- Sự trao đổi nước: Mặn thường cản trở sự hấp thu nước của cây mai và có thể gây nên hạn sinh lý và cây bị héo lâu dài. Cây lấy được nước và chất khoáng từ đất khi nồng độ muối tan trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ, tức áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây mai phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất. Nếu độ mặn của đất tăng cao đến mức sức hút nước của đất vượt quá sức hút nước của rễ thì chẳng những cây không lấy được nước trong đất mà còn mất nước vào đất. Cây không hấp thu được nước, nhưng quá trình thoát hơi nước của lá vẫn diễn ra bình thường, làm mất cân bằng nước gây nên hạn sinh lý.

Việc tăng áp suất thẩm thấu trong đất mặn quá mức là nguyên nhân quan trọng nhất gây hại cho cây trồng trên đất mặn.

- Sự tổng hợp cytokinin bị ngừng ảnh hưởng đến sinh trưởng của các cơ quan trên mặt đất.

- Sự hút khoáng, trong đó có P (phốt pho) của rễ cây bị ức chế, làm cho cây thiếu P nên quá trình phosphoryl hoá bị kìm hãm và cây thiếu năng lượng.

- Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm nên các chất hữu cơ không đi vào cơ quan dự trữ mà tích luỹ ngay trong lá.

- Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng nên không thể kiểm tra được các chất đi qua màng tế bào, rò rỉ các ion ra ngoài. Quá trình trao đổi chất, đặc biệt là trao đổi protein bị rối loạn, dẫn đến tích lũy các axit amin và amit trong cây.

- Sự ức chế sinh trưởng của cây khi bị mặn là đặc trưng rõ rệt nhất. Trong đất mặn, các thực vật kém chịu mặn ngừng sinh trưởng do các chức năng sinh lý bị kìm hãm. Nồng độ muối càng cao thì kìm hãm sinh trưởng càng mạnh.

Tuỳ theo mức độ mặn và khả năng chống chịu mà cây mai có thể bị chết hoặc giảm năng suất nhiều hay ít.

Tác hại của mặn đến cây mai rất khác nhau, tùy thuộc vào giống, tuổi cây, tình trạng phát triển và giai đoạn sinh trưởng của cây, tùy thuộc vào độ mặn của nước tưới, số lần tưới cho cây mai. Ngưỡng chịu mặn của cây còn tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và tình trạng của cây: ở giai đoạn cây con, cây đang ra lá non hoặc cây đang ra bông, mang trái thì cây có sức chịu đựng kém hơn cây trưởng thành có bộ lá già. độ chịu mặn của cây mai vàng ở ngưỡng 0.6 ‰ điều đó khiến cho cây mai dễ bị vàng và rụng lá khi tưới phải nguồn nước mặn.
Hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, với biểu hiện là mực nước biển dâng lên, vấn đề mặn hóa có nguy cơ trầm trọng hơn, đặc biệt là các khu vực ven biển như đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, để đánh giá độ mặn của đất, trên thế giới người ta dùng đại lượng EC là độ dẫn điện của đất, có đơn vị là dS/m (1dS/m = 0,64‰). Đất mặn là những loại đất có độ dẫn điện lớn hơn 4 dS/m ở 25oC (Richards 1954) tương đương với nồng độ muối hòa tan khoảng 2,56 ‰ (cách tính thông thường tại Việt Nam). Các loại muối hòa tan muối phổ biến nhất hiện nay trong đất mặn là clorua và sunphát canxi, natri và magiê. Nitrat có thể có mặt với số lượng hiếm.

Natri và Clorua là các ion chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các loại đât mặn. Nhiều đất mặn có chứa lượng đáng kể của thạch cao [4CaSO.2H2O]. Ngoài ra, còn có một định nghĩa được sử dụng phổ biến hơn về đất mặn: là đất chứa nhiều muối hòa tan (1 – 1,5% hoặc hơn). Những loại muối tan thường gặp trong đất là NaCl, Na2SO­4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3…Những loại muối này có nguồn gốc khác nhau (nguồn gốc lục địa, nguồn gốc biển, nguồn gốc sinh vật…), nhưng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng của đá núi lửa. Trong quá trình phong hóa đá, những muối này bị hòa tan di chuyển tập trung ở những dạng đất trũng không thoát nước.
Bảng 1. Các loại đất mặn (phân theo nồng độ) và ảnh hưởng đối với cây trồng (Nguồn: Utah State University) 
Phân loại đất mặn
Độ dẫn điện của đất (dS/m)
Nồng độ muối hòa tan (‰)
Ảnh hưởng đến cây trồng
Không mặn 0 – 2 0 – 1,28 Mặn ảnh hưởng không đáng kể
Mặn ít 2 – 4 1,28 – 2,56 Năng suất của nhiều loại cây có thể bị giới hạn
Mặn trung bình 4 – 8 2,56 – 5,12 Năng suất của nhiều loại cây trồng bị giới hạn
Mặn 8 – 16 5,12 – 10,24 Chỉ một số cây trồng chịu đựng được
Rất mặn > 16 > 10,24 Chỉ rất ít cây trồng chịu đựng được.

Giải pháp nào chống hạn mặn cho cây mai?

Tùy từng loại cây trồng khác nhau mà có khả năng chống chịu mặn khác nhau, thường được thể hiện qua chỉ tiêu ngưỡng chịu mặn, là giá trị mà tại đó, cây trồng bắt đầu bị thiệt hại năng suất. Khả năng chịu mặn của một số loại cây được thể hiện qua bảng sau:



Stt

Cây trồng

Tên khoa học

Ngưỡng chịu mặn

EC (dS/m)

Nồng độ muối tan (‰)
1 Bắp Zea mays L. 1,7 1,088
2 Đậu phộng Arachis hypogaea L. 3,2 2,048
3 Lúa Oryza sativa L. 3,0 1,92
4 Đậu nành Glycine max (L.) Merrrill 5,0 3,2
5 Củ cải đường Vulgaris Beta L. 7,0 4,48
6 Mía Saccharum officinarum L. 1,7 1,088
7 Cải bắp B. oleracea L. (Capitata Group) 1,8 1,152
8 Cà rốt Daucus carota L. 1,0 0,64
9 Đậu đũa Vigna unguiculata (L.) Walp. 4,9 3,136
10 Dưa leo Cucumis sativus L. 2,5 1,6
11 Cà tím Solanum melongena L. varesculentum Nees. 1,1 0,704
12 Tỏi Allium sativum L. 3,9 2,496
13 Bí xanh C. pepo L. var melopepo(L.) Alef. 4,9 3,136
14 Khoai lang Ipomoea batatas (L.) Lam. 1,5 0,96
15 Cà chua Lycopersicum Lycopersicon(L.) Karst. ex Farw. [syn.Lycopersicon esculentumMill.] 2,5 1,6
16 Nho Vitis Vinifera L. 1,5 0,96
17 Bưởi Citrus x paradisi Macfady. 1,2 0,768
18 Ổi Psidium guajava L. 4,7 3,008
19 Cam Citrus sinensis (L.) Osbeck 1,3 0,832


- Biện pháp bón vôi cho cây mai: Khi bón vôi vào đất, cation Ca2+ tham gia phản ứng trao đổi theo phương trình:
Giải phóng Na+ ra khỏi keo đất tạo thuận lợi cho việc rửa mặn, tháo nước ngọt vào rữa mặn, bổ sung chất hữu cơ. Sau khi bón vôi cho đất chúng ta nên bón thêm phân xanh, phân hữu cơ có tác dụng làm tăng lượng mùn cho đất, giúp vi sinh vật phát triển, giúp đất tươi xốp, giảm tỉ lệ sét, tăng tỷ lệ hạt limon, hạt keo.



Biện pháp thủy lợi: Rửa mặn bằng nước mưa hay nước tưới là con đường để loại bỏ muối thừa ra khỏi đất. Phương pháp này sẽ có hiệu quả nếu việc tiêu nước thuận lợi vì nó sẽ hạ thấp mực nước ngầm và loại bỏ các muối khỏi các vị trí chứa nhiều muối. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cẩn xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh để đưa nước vào các cánh đồng để rửa mặn và tiêu nước đi. Việc rửa mặn sẽ được tiến hành trong nhiều mùa, tùy theo điều kiện về nguồn nước ngọt có sẵn.
Song song với việc rửa mặn cần tiến hành tiêu nước ngầm, hạ thấp mực nước ngầm dưới mức cho phép. Ngoài ra, còn đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý. Nhằm không cho nước biển do hoạt động thủy triều và sóng biển tràn vào.
Cung cấp các chất nhiễm mặn cho cây mai
- Bón phân qua rễ: Cung cấp đủ phân đạm, kali để tăng khả năng chịu mặn của cây kali trắng (K2SO4).
 - Phun phân bón lá chứa nhiều đạm và kali như KNO3 hoặc các loại phân bón lá khác.
- Bón bổ sung vôi bột (CaO) hoặc thạch cao (CaSO4)¬¬, bổ sung phân hữu cơ đậm đặc Super Humic nhằm giảm tác hại của mặn.
 - Phun hormone để giúp tăng khả năng chịu mặn cây: Phun các chất có hoạt chất là Brassinosteroid (Nyro 0.01SL, Comcat 150WP).
- Cung cấp chất hữu cơ và vi sinh vật vùng rễ bằng cách các loại phân hữu cơ vi sinh.
Nguyên lý:

- Dùng phân bón có kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây từ đó hạn chế sự thu hút Na+ vào cây, hạn chế độc do Na+.

- Cần ưu tiên sử dụng phân đạm gốc amon (NH4+) để hạn chế độc Na+, bón nhiều phân lân để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl- quá nhiều trong cây.

- Sử dụng phân bón chứa silic có khả năng thúc đẩy quá trình quang hợp, gia tăng tỷ lệ chọn lọc của K+: Na+ và giảm lượng hút Na+ của cây trồng. Cây trồng ở điều kiện đất mặn nếu được hấp thụ silic sẽ tạo ra nhóm enzyme ngăn cản sự phát sinh gốc tự do (antioxidant enzyme). Từ đó giúp ngăn chặn sự phá hoại của các gốc tự do đối với tế bào cây trồng. 

- Bón một số dạng phân có chứa ion canxi, ion magie như CaO, CaCO3, CaSO4, Ca(NO3)2, MgO, MgCO3… cho cây mai có khả năng tăng tích lũy nồng độ proline cao để điều chỉnh thẩm thấu, gia tăng khả năng hút nước của cây, hạn chế việc hấp thu và vận chuyển Na+, Cl- từ rễ vào thân cây, do đó gia tăng khả năng chống chịu mặn.

- Trên chân đất nhiễm mặn và có phèn thì nên bón loại vôi nung (CaO) để vừa rửa mặn vừa hạ phèn, không bón các loại phân chua như super lân, DAP, (NH4)2SO4, KCl… làm cho đất càng chua; còn với đất mặn không có phèn có thể bón vôi thạch cao (CaSO4).

+ P2O5 cho cây giúp phục hồi bộ rễ bị ảnh hưởng do đất chua phèn, phục hồi chức năng hô hấp, tăng khả năng hút nước;

+ SiO2 thúc đẩy quá trình quang hợp, giảm lượng hút Na+ của cây trồng; SiO2 làm cho cây mai cứng cây, dày lá, đặc biệt nó tạo ra lớp cutin trên bề mặt lá, giảm khả năng mất nước qua lá...

+ MgO , CaO vừa là chất dinh dưỡng cho cây, vừa có tác dụng cải tạo được độ chua tương tự bón vôi nhưng không làm xác đất:

CaO + H2O g Ca(OH)2 sau đó Ca(OH)2 + 2H+ g Ca2+ + H2O

MgO + H2O g Mg (OH)2 sau đó Mg (OH)2 + 2H+ g Mg2+ + H2O

+ Cung cấp Ca2+ để điều chỉnh thẩm thấu, gia tăng khả năng hút nước của cây mai, hạn chế việc hấp thu và vận chuyển Na+, Cl- từ rễ vào thân cây từ đó tăng khả năng chịu mặn của cây.

+ Cần cung cấp cho đất một lượng lớn các chất vi lượng mà đất chua, mặn thường hay bị thiếu như: Zn, S, B, Cu, Mo, Co... 

Hoa Mai Tết Bình Định
Tags: cây mai chịu mặn, cây mai chịu mặn bao nhiêu, cây mai vàng chịu được độ mặn bao nhiêu, độ chịu mặn của cây mai vàng, độ chịu mặn của cây mai, ngưỡng chịu mặn của cây mai, khả năng chịu mặn của cây mai vàng, độ chịu mặn cây mai vàng, ngưỡng chịu mặn của cây mai vàng