“Tôi sống ở Hà nội tôi có một cây mai vàng trồng đã gần
4 năm, năm đầu tiên mua cây đã có sẵn hoa vào dịp tết, năm thứ hai do hỏi kinh
nghiệm một số người đã trồng mai (người dân bình thường không có chuyên môn về
cây cảnh) tôi làm theo thì hoa nở muộn khoảng 15 tháng riêng. Năm sau rút kinh
nghiệm tôi lặt lá sớm hơn, khoảng 45 ngày trước tết thì cây không nở hoa, đến tết
nụ vẫn bé tý, Năm nay tôi không biết phải làm thế nào để cho hoa vào dịp tết,
tình cờ biết được trang web này (hoamaixunau)
xin ad cho hỏi kỹ thuật trồng mai ngoài miền Bắc như thế nào để cho hoa vào
đúng dịp tết, tôi đang rất cần vì đã mồng 3/11/ Âm lịch rồi. Xin chỉ bảo. Xin
cám ơn”
Trả lời:
ở Hà Nội từ tháng 11
đến tháng 3 (theo Dương Lịch) thì trời âm u và rất lạnh. Trong giai đoạn này
cây mai gần như không quang hợp được bao nhiêu, và cây gần như ngủ trong thời
gian này. Mọi năng lượng tạo ra của cây mai vàng chủ yếu nhờ vào 7 tháng trong
năm từ tháng 4 đến tháng 10 (Theo Dương Lịch). Do đó trong thời điểm từ tháng 4
đến tháng 10 DL, Hoa Mai Bình Định xin gói gọn việc chăm cây
làm 2 giai đoạn cho phù hợp với thời tiết Hà Nội như sau:
Giai đoạn 1:
Từ đầu tháng 4 đến cuối
tháng 6 Dương Lịch: là giai đoạn sinh trưởng chăm cho cây phát triển cành lá
càng nhiều càng tốt. Để cây tạo nhiều năng lượng và thật sung mãn làm nền tảng
cho cây có sức kết nụ nhiều.
Mùa này bạn nên bón
phân có đạm cao cho gốc (Phân chuồng, đạm cá, phân Dynamic, phân dơi... + NPK
giàu đạm 17-12-7 + Te ). Còn phun lá thì các bạn dùng phân NPK 30-10-10 + đạm
cá. Cây phải đưa ra nắng toàn phần để cây phát triển. Bạn phải tận dụng mùa nắng
vì Hà Nội số giờ chiếu nắng của mặt trời trong năm ít hơn miền nam,nếu không đủ
nắng cây kết nụ rất ít.
Giai đoạn 2:
Từ đầu tháng 7 đến cuối
tháng 10 là giai đoạn kết nụ, nuôi nụ, tích trữ năng lượng cho cây nở hoa, có sức
chịu đựng gần 5 tháng thời tiết khắc nghiệt (ở đây là cái lạnh và trời âm u của
thời điểm từ tháng 11 đến tháng 3 DL tại Hà Nội ) và cuối cùng là phát triển lại
mạnh mẽ sau mùa tết.
Bón gốc thì các bạn sử
dụng NPK 20-20-15+Te và phân hữu cơ DYNAMIC. Bón lá thì bạn dùng phân bón
Nutrilux kích ra hoa 10–50-10 từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 8 DL cho nụ kết thật
nhanh. Từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 DL các bạn vẫn sử dụng phân bón gốc
như cuối tháng 6 đến cuối tháng 8 DL. Bón lá cho cuối tháng 8 đến cuối tháng 10
DL thì bạn phun 7-10 ngày/lần xen kẻ giữa Phân bón Nutrilux kích ra hoa
10-50-10 và NPK 20-20-20 cho cây kết nhanh thêm nhiều nụ và dưỡng nụ. Nếu giai
đoạn từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 DL mà không chăm tốt thì cây không đủ
năng lượng nở hoa hết và sau tết hay bị kiệt sức chết cành ...có cây bị chết
luôn do hết năng lượng dự trữ quá ít.
Cuối cùng từ đầu
tháng 11 DL đến tết là thời gian cây ngủ nên lúc này bạn nên đắp gốc bằng phân
hữu cơ, còn phun qua lá bạn dùng CANXI + BO phun 20 ngày/lần song song kết hợp NPK
10-10-30 phun xen kẻ KNO3 10 ngày/lần liều lượng loãng gấp 4 lần hướng trên bao
bì vì không còn nắng cây khó tiêu thụ phân. Việc làm này cho cây dễ thích ứng với
thời tiết khắc nghiệt rất lạnh nụ không bị chai sượng. Cuối năm để thúc cây sớm
ra hoa bạn có thể phun nhắc lại liều Nutrilux để cây ra hoa đều và đẹp.
Sở dĩ bạn dùng phân
bón Nutrilux cho cả tất cả các giai đoạn vì trong loại phân này có kích thích tố
nên rút ngắn thời gian chăm sóc. (Chỉ có 7 tháng có nắng nhiều). Dù nụ có phát
triển nhanh nhưng bạn đừng lo khi cuối năm trời lạnh là nụ sẽ chựng lại. Lúc đó
bạn tuỳ xem tình hình độ lớn nhỏ của nụ và nhiệt độ năm đó ra sao mà quyết định
ngày lặt lá. (Thời gian dao động từ 45 đến 60 ngày).
Hy vọng với những
chia sẽ trên sẽ giúp nhiều cho các bạn chăm mai ở Hà Nội nói riêng và các tỉnh ở
miền Bắc nói chung. Hoa Mai Bình Định kính chúc các bạn có những cây mai bông
nhiều và nở rộ tại giữa Hà Nội ngày tết theo cách chăm này! Sẽ không thua gì so
với Miền Nam đâu. Bạn sẽ làm được nếu bạn để ý kỹ quy luật thời tiết ở Hà Nội.
Nhưng các bạn đừng quên phòng trị nấm bệnh thật tốt nữa đấy.
- 5 sự khác biệt giữa Mai vàng Yên Tử và Mai vàng miền Nam
- Vì đâu mà cây mai vàng “đoạn tuyệt” với người dân miền Bắc chỉ còn tại khu rừng sâu Yên Tử? Cùng bàn về Bạch mai, Hoàng Mai, mai vàng Yên Tử.
- Thời điểm bứng mai vàng tốt nhất là khi nào?
Hoa
Mai Tết Bình Định
Tags: chăm sóc mai miền bắc, cách chăm sóc mai nở
đúng tết ở miền bắc, cách chăm sóc mai miền bắc, chăm sóc cây mai ở miền bắc, cách
chăm sóc mai ở miền bắc, cách chăm mai miền bắc, chăm sóc mai vàng miền bắc, chăm
sóc hoa mai ở miền bắc, kỹ thuật chăm sóc mai vàng ở miền bắc, chăm sóc mai sau
tết ở miền bắc