Trong những chuyên đề trước tôi đã chia sẽ “Cách chăm sóc mai vàng từng tháng trong năm”, “cách chăm sóc cây mai trong chậu”, tuy nhiên còn nhiều chi tiết chưa đề cập rõ, trong kỳ này tôi xin viết về quy trình chăm sóc mai Bình Định trong một năm, trong đó có những chi tiết mà các bài viết trước tôi chưa đề cập để nếu dịp tết vừa rồi các bạn có mua được một vài gốc mai Bình Định. Các bạn biết được công việc bạn phải làm để có một cây mai Bình Định tốt để chơi trong dịp tết năm sau, xin mời các bạn cùng theo dõi với bài viết bên dưới.
Mai vàng Bình Định |
Công
việc sau Tết:
Tối đa đến ngày 15
tháng 1 các bạn phải đem cây mai đó ra ngoài nắng. Nếu bạn đã để quá lâu trong
nhà và cây đã ra quá nhiều lộc non, bông, trái, nụ còn lại thì đến ngày 10 bạn
nên đem cây ra từ từ (để dưới bóng mát để cây không bị cháy lá).
Từ ngày 10 đến ngày
15 tháng 1 bạn phải lặt toàn bộ bông, nụ còn lại, trái đi. (Lặt trái ,bông thì
lặt phần màu xanh, chừa lại phần giáp mí giữa cuống xanh và cuống bông màu đen.
Phần này sẽ cho bông rất đặc năm sau.)
16 tháng 1 là ngày bạn
phải đem cây ra nắng hoàn toàn và bắt đầu công việc xả tàn. Bạn có thể cắt 1/3
đến ½ nhánh (chi) cần xả.
Chú ý quan trọng là: Nếu bạn xả quá sâu (cắt bỏ quá sát thì tại những vết cắt đó tượt sẽ phóng ra rất mạnh và khoảng cách giữa các lá sẽ thưa, số lượng chồi bung ra rất nhiều nhưng nụ thì sẽ thưa hơn.
Như vậy một kỹ thuật xả tàn ở đây là bạn phải xả có trong có ngoài. Tức là làm thế nào trong một chi gồm nhiều nhánh bạn phải chọn những chi xả ở ngoài (có thề xả ít thôi) và một vài chi còn lại bạn phải xả cho sâu vào (có thể hơn ½ cành đó) và một lưu ý nữa trong xả tàn là bạn phải biết vị trí chồi sẽ mọc.
Tôi thì cho rằng chồi chỉ mọc tại những vị trí nách lá hoặc lẽ ra là nách lá (một tược mọc ra thì thường cách cuốn lá đầu tiên từ vị trí trong cùng cuả tược đến lá thứ nhất sẽ có 2 đến 4 vết sọc hình bán nguyệt hoặc hình tròn.
Đó là những nơi lẽ ra phải có lá, nơi đó tược (chồi ẩn còn trong những vị trí đó) hoặc tược chỉ ra những nơi và lực cuả cây bị chận lại và bắc buộc tại vị trí chận phải có tổn thương về phần gỗ.
Như vậy những nơi đó bạn bấm cách những vị trí đó 1 đến 2 ly sẽ ra chồi. Cũng trong ngày này bạn nên thay chậu, đất cho cây.Trước hết là bạn phải có đống phân ủ mục. Còn nếu không thì bạn nên đi xin hoặc ra thị trường mua hỗn hợp đất pha sẳn.
Nếu cây mai Bình Định mà bạn mua đuợc
chăm sóc tại TP.HCM thì có thể người ta đã thay phân cho bạn, còn nếu không (tức
là cây đó được trồng bằng đất phù xa) thì bạn nên thay đất cho cây.
Thay đất cho cây ngay sau khi bạn xả tàn, công việc thay chậu, phân phải hoàn thành tối đa trong 2 ngày là 16 và 17.
Khi thay châu xong bạn phải thực hiện ngay động tác là dùng
thuốc kích thích rễ Nutrilux pha loãng (1 gói 100g pha cho ba thùng 50 lít. Tưới
mỗi gốc 2 lít. Bạn dùng sơ dừa hay vỏ dừa hay vải bao bố hay tấm bông gòn dể giữ
ẩm cho bộ rễ.
Ngày 17 tháng 1: Bạn
phải bắt đầu diệt nấm. Cách diệt nấm là bạn dùng bordo 95 pha đậm đặt quét lên
thân cây (trước khi quyét bạn nên dùng cọ và nước để vệ sinh cây).
Ngày 18 tháng 1 bạn xịt
một lần thuốc bao gồm: kích chồi đẻ nhánh, B1, kích rễ Nutrilux. (Giai đoạn này
ta phải dùng xa, dụng cụ để tưới nước bằng tia nhỏ) để tưới mai. Ngày bạn tưới
nước 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều tối.
Ngày 19 tháng 1: bạn
tiếp tục xịt thuốc sâu bao gồm: confidor,....
Ngày 20 tháng 1: bạn
xịt thuốc bệnh cho cây: trị nấm,…
Khoảng 03 tháng 2 bạn
tiếp tục xịt kích chồi đẻ nhánh, B1, bón rễ, một ít phân bón lá rong biển (nhẹ
thôi).
04 tháng 2: bạn lại xịt
như ngày 19/1, và công việc cứ thể tiếp diễn cả năm. Bạn phải thường xuyên quan
sát xem tình hình của cây có bệnh gì, sâu gì thì phải chữa ngay. Việc xịt thuốc
nên diễn ra thường xuyên theo chu kì 15 ngày / lần.
Nhưng phải cơ động: cụ
thể không thể xịt kích chồi mãi, làm nhiều tược phóng ra rất nhanh nhưng thưa
hơn và lá mõng hơn và bạn cũng không được xịt kích chồi sau tháng 6. Tức là
sang đầu tháng 7 bạn phải ngưng xịt nó đi.
Nhưng đồng thời giai
đoạn này bạn lại bắt đầu tăng cường thuốc kích nụ Nutrilux. Có thể anh em nói
dùng thuốc kích nụ là thừa nhưng tôi thì vẫn làm cho chắc ăn. Kích nụ xịt từ cuối
tháng 6 đến tháng 11. Chú ý bạn phải quan sát cụ thể từng cây, nếu nụ quá dày,
quá nhiều và to thì ta hạn chế xịt.
Ngoài ra bạn phải thường
xuyên tỉa cành.
Khoảng ngày 25 tháng 2 bạn nên tưới phân lần đầu tiên cho cây. Hổn hơp tưới bao gồm: phân bánh dầu đậu ngâm ủ (khoảng trên 6 tháng)( dùng 20kg ngâm trong thùng phi ¾ nước).
Hỗn hợp tưới bao gồm: 0.5 lít nước phân ủ cộng với 0.1lít nước phân NPK 20 20 15 ngâm cách đó 3 ngày (1kg pha thùng 18 lít).
Việc tưới hổn hợp này được thực hiện vào
lúc chiều mát và trước đó 4 tiếng bạn phải tưới nước cây sơ qua trước, công việc
này làm đều đặn mỗi tháng 1 lần.
Đến đầu tháng tư hổn
hợp trên lại bổ sung thêm phân lân vi sinh ngâm ủ chung với NPK với công thức
1kg NPK cộng với 0,5kg phân Lân vi sinh. Bón liên tục cho đến tháng 8 tháng 9.
Nhưng chú ý công thức npk sẽ thay đổi theo từng tháng.
Tháng 4 là tháng bắt
đầu công việc tạo dáng, tàn cho cây mai. Công việc này được lập lại vào tháng 7
và hết tháng 7 không nên tại tạo dáng nữa vì khi tạo dáng bạn phải bấm tiả, mà
giai đoạn cuối tháng 7 sang tháng 8, 9 nếu bấm tiả rất nguy hiểm có thể tạo cho
cây mai nở bông sớm.
Công việc tiả này chỉ
có thể thực hiện lần cuối cùng vào 20 tháng 12 khi cây chuẩn bị xuất bán. Nếu
cây để ở nhà thì 25 hoặc 26 bạn mới tỉa lần cuối.
Sau khi lặt lá mai xong,
bạn phải xịt mạnh một lần thuốc diệt bọ trĩ và lúc này bạn nên dùng moniter dù
nó rất độc (nếu để nhà thì bạn dùng fastac hay confidor là được) và nên xịt
thêm một ít thuốc sâu.
Trong những lần tưới
phân vào tháng 11 và xịt thuốc vào tháng 11 bạn nên tăng cường thêm phân kali.
Làm như thế cây sẽ ra bông sặc sỡ hơn và lâu rụng hơn vào dịp tết.
Một vài lưu ý riêng khi chăm sóc cây mai
Bình định:
Thứ nhất: Do đặc thù cây mai Bình Định là một cây mai thế, cây mai nguyên thuỷ và thường rất nhiều bông vào dịp tết. Như vậy công việc quan trọng nhất để có cây mai Bình Định là khâu bấm tiả. Bạn phải thường xuyên bấm tiả.
Sau khi xả tàn khoản 20 ngày sau là bạn phải
bắt đầu bắm tỉa và công việc này phải diển ra thường xuyên hàng ngày và kết
thúc vào cuối tháng 7 âm lịch. Sang đầu tháng 8 bạn không được bắm tỉa cây nữa.
Thứ hai: Bạn bắt đầu tạo
dáng cho cây từ tháng 4 âm lịch. Nhưng để tạo được dáng cây thì từ lúc xả tàn bạn
phải xác định chừa chồi nào, nhánh nào và khó khăn nhất vẫn là việc xác định ngọn
của bạn sẽ cao thêm bao nhiêu và phải biết cắt bớt ngọn nào và chừa ngọn nào.
Cây mai Bình Định có một nhược điểm rất lớn là phần ngọn thường hay đơn độc (tức là một chi nhỏ và một đỉnh ngọn) vì vậy khi cây mai nở sớm phần ngọn (mà phần ngọn luôn nở trước) hay khi vận chuyển mà hư ngọn thì rất dễ cây đó không tiêu thụ được vào dịp tết.
Vì
vậy ngay từ bây giờ bạn phải biết chừa chi nào và để chi nào làm chủ (làm ngọn)
và bạn cũng nên chừa thêm một chi dự phòng nho nhỏ để khắc phục nhược điểm
trên.
Thứ ba: Tuyệt đối bạn không bao giờ cho bất cứ nhánh, tược nào được mọc từ thân. Khi
bạn vừa thấy bất cứ tược nào đâm từ thân ra là cắt bỏ ngay. Nếu không làm vậy
thì bạn đừng hối hận về sau.
Thứ tư: Những chi nào mà có tược mọc hướng lên bạn cũng cắt bỏ luôn hoặc bạn phải dùng
que hay dây kéo nó xuống.
Thứ năm: Khi tạo dáng mai là vào đầu tháng 4 bạn nên khéo những chi thấp ngang với nách chi chủ (để khi tháo cây gim nó bung lên là vừa và trong quá trình sinh trưởng lá và tược con hướng lên là vừa).
Và khi kéo chi như vậy bạn cũng nên để ý là phải làm sao
hai lá đối xứng nhau trên củng một cành phải song song với thành chậu. Nếu
không làm vậy sao này tược sẽ mọc một cái lên một cái chỉa xuống rất khó coi và
khó sửa.
Thứ sáu: Một lưu ý nữa trong khâu bắm tỉa là đợt bấm tỉa đầu bạn thực bấm tược khi lá nhánh đó bắt đầu già và chuẩn bị phóng tiếp dọt non về phía trước thì ta bấm, nhưng đến giữa tháng 4 thì bạn phải thay đổi cách tỉa là khi tược vừa mới ra lá non khoản 5 lá là bạn bấm ngay (tức lúc này lá và nhánh vẫn còn rất non).
Làm như thế khoảng đến
giữa tháng 5 hoặc đầu tháng 6 (tức một tháng rưỡi) thì bạn phải ngưng ngay và
chuyển sang cách bấm cũ là đợi lá già chuẩn bị ra tược hoặc ra quá dài thì bấm.
Hai cách bắm tỉa trên có sự khác biệt nhau rất nhiều. nếu bạn áp dụng đúng thì
cây mai rất nhiều nhánh, nhánh khỏe, nhiều lá và tôi nghĩ chắc là nhiều nụ.
Thứ bảy: Tôi thấy có nhiều người khuyên là cây mai sau khi xả tàn thường tốn nhiều sức chính vì vậy không nên thay chậu những cây mà xả tàn mạnh tay.
Theo tôi thì không phải vậy. Khi bạn
xả tàn, cây sẽ không cần nhiều năng lượng vì vậy thay chậu lúc này cây ít tổn
thương nhất, nếu để sau một tháng hoặc 2 tháng mà thay chậu thì lúc này cây
đang ra tược non rất nhiều và lúc này thay chậu thì rất nguy hiểm: cây suy kiệt,
tược chậm lớn, cây dể chết héo hơn.
Nói tóm lại một câu:
muốn có cây mai Bình Định tươi tốt thì bạn phải chăm sóc tốt cây mai, tạo đúng
dáng mai và phải thường xuyên bấm tỉa.
Hy vọng với những
chia sẽ trên sẽ giúp cho các bạn có một quy trình chăm sóc mai Bình Định rõ
ràng, phân định thời gian từng thời kỳ để chăm sóc tốt cho cây mai.
Có thể bạn cũng muốn xem:
·
Cách bón phân NPK cho cây mai: đúng loại, đúng thời điểm
·
Triệu chứng cây mai vàng bị xoăn lá non và thuốc đặc trị bọ trĩ cho cây mai vàng
·
Tổng hợp các loại thuốc trị nấm cho cây mai vàng
Hoa
Mai Tết Bình Định
Tags: hoamaixunau,
quy trình chăm sóc mai vàng trong một năm, cách chăm sóc mai vàng từng tháng
trong năm, cách chăm sóc mai Bình Định, cách chăm sóc cây mai trong chậu, kinh
nghiêm chăm sóc mai vàng, quy trình chăm sóc mai vàng sau Tết