Kỹ thuật lão hoá là kỹ thuật bậc cao trong nghệ thuật cây cảnh, kỹ thuật này tạo cho cho cây vẻ trưởng thành, dãi dầu mưa nắng thân cây mốc mác nứt nẻ, già cằn cọc bạc màu theo thời gian. Sự cổ lão của cây cảnh nghệ thuật có ý nghĩa vô cùng quan trọng như thế, vậy ta có thể “làm giả” được tuổi của nó nếu như ta không muốn “há miệng chờ sung” trông chờ vào thiên nhiên mà ngược lại muốn tự mình thức đẩy quá trình lão hóa của nó để khẳng định ta cũng để khẳng định: đó mới là nghệ thuật.
Sau xem bài viết, người học có khả năng sau:
- Trình bày được các kỹ thuật lão hóa cho cây cảnh;
- Xác định được các loại dụng cụ, vật tư cần dùng trong quá trình lão hóa cho cây;
- Thực hiện được thao tác lão hóa cho cây đúng kỹ thuật và phù hợp với từng loài cây;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, vật tư, thiết bị trong quá trình lão hóa cho cây cảnh.
A.
Nội dung
1.
Dụng cụ lão hó cây
Cây cảnh mang dáng vẻ cằn cỗi, già nua nhằm toát lên vẻ đẹp nghệ thuật và cả giá trị về thời gian so với tuổi thật nhờ vào một số kỹ thuật. Ngoài những cách thức cao mang tính phức tạp, có thể gọi là bí quyết thì còn những kỹ thuật đơn giản, dễ làm mà bất cứ dân chơi cây cảnh nào cũng thực hiện được như: ột vỏ, cắt ngọn, đục thân, tạo sẹo hay tạo rễ.
Các dụng cụ đơn giản cần thiết cho công việc này gồm các loại đục ( hình 1) được sử dụng thông dụng trong việc tạo lão hóa cây.
Các dụng cụ lão hóa chuyên nghiệp hơn như các loại kìm hình 2 hoặc các loại dao hình 3. Cây kìm ngoài cùng bên trái gọi là root cutter. Công dụng để cắt rễ lớn trong lúc thay đất cho cây. Mặc dù nó được tạo ra để có công dụng như vậy, nhưng nhiều người dùng nó như một dụng cụ để tách thân, cắt cành, làm lũa, lão hóa.
Hình 2. Các loại kìm
Hình 3. Dao chuyên dụng
Hình 4. Máy Makita
Cây kìm ngoài cùng bên phải là concave cutter. Cũng không thể thiếu cho làm lũa vì nó có thể dùng để lột vỏ, cắt khoanh vòng qu anh cành hay thân, và cắt mặt gỗ thành các phần nhỏ, để có thể tiến hành kéo gỗ. Sử dụng các loại dao để tạo các chi tiết nhỏ
Tùy theo hoàn cảnh cụ thể, chúng ta có thể sử dụng máy móc để lão hóa cây cảnh, các loại máy được sử dụng thường dùng như máy cắt –mài như hình 4.
Các đầu dùng để tạo bộng, khe, rãnh hình 5.
Hình 5. Các loại đầu dùng
2.
Nguyên tắc lão hóa cây
Kỹ thuật lão hoá là kỹ thuật bậc cao trong nghệ thuật cây cảnh, kỹ thuật này tạo cho
cho cây vẻ trưởng thành, dãi dầu mưa nắng thân cây mốc mác nứt nẻ, già cằn cọc bạc màu theo thời gian. Khi thực hiện kỹ thuật lão hoá cần phải thực hiện đúng các nguyên tắc:
Tác động một cách từ từ, mỗi lần lột một ít, mỗi năm làm một phần. Không nóng vội làm nhanh làm nhiều sẽ làm chết cây.
Các vết thương phải được chăm sóc xử lý cẩn thận
- Thời gian tác động ở thời kỳ cây tạm dừng sinh trưởng như vào cuối thu, đầu xuân;
- Tuỳ từng loại cây mà chọn biện pháp tác động cho phù hợp, cụ thể như: ột vỏ thường áp dụng với họ cây Tùng bách, trác bạch diệp... còn đục khoét thân cành tạo hang hốc thường áp dụng với loài cây thân gỗ mềm, vỏ mỏng như Xương cá, Bằng lăng, Du, Sếu...
3.
Phương pháp lột vỏ
Lột vỏ thường áp dụng cho cây lá kim (Thông, Tùng, Bách...), chúng ta có thể lột vỏ cho một phần thân cành tạo vẻ như gỗ chết và mòn theo thời giannâng cao giá trị nghệ thuật cây cảnh.
Thông qua việc tiến hành xử lý kỹ thuật lột vỏ, mô phỏng cây trong tự nhiên bị bão táp mưa sa làm tróc vỏ, vặn thân làm nổi bật hình tượng của thân cây với nghị lực kiên cường.
3.1. Lột kiểu xoắn trôn ốc
Tạo hình bằng cách lột vỏ xoay một góc nghiêng trên một phần thân cây từ dưới lên trên khiến thân chính có nét chôi chảy mang đang nghệ thuật kiểu thang xoắn như ẩn hiện (hình 6).
Nguyên tắc
+ Làm từng đoạn, vết thương này lành mới lột vết tiếp theo;
+ Chiều dài vết lột vỏ không quá 1/3 diện tích vỏ thân. Đảm bảo đường dẫn nhựa thông suốt từ gốc tới ngọn.
Hình 6. Lột vỏ kiểu xoắn ốc
- Các bước lột vỏ
+ Xác định hình dáng cần lột vỏ;
+ Dùng bút hoặc phấn vẽ hình sẽ lột trên vỏ cây;
+ Dùng dao nhọn đã khử trùng, rạch theo hình vẽ và bóc vỏ ra;
+ Xử lý vết thương, chăm sóc cây sau lột vỏ.
Hình 7 là tác phẩm hoàn chỉnh trong đó có sử dụng kỹ thuật lột vỏ kiểu xoắn chân
Hình 7. Cây tại triển lãm Noelanders Trophy lần thứ 7, 1/2006, tại Bỉ
3.2. Lột vỏ dính thân
Tách vỏ thân theo chiều dọc thân cây, nhưng không trực tiếp bứt bỏ vỏ cây mà để phần vỏ bên trên cuộn lại, tách khỏi phần gỗ của thân, còn vỏ cây bên dưới dần dần gắn vào thân (hình 8).
- Nguyên
tắc: lột điểm xuyết từng đám bất kỳ không theo quy luật nào để tạo sự tự nhiên.
Hình 8. Lột vỏ bóc dính thân
Hình 9
là tác phẩm hoàn chỉnh trong đó có sử dụng kỹ thuật lột vỏ kiểu dính
thân. Chiều dài vệt lột không dài quá 5cm, chiều rộng không quá 3cm.
Các bước thực hiện: Các bước tương tự các
kiểu trên, song các mảng vỏ bóc ra theo chiều dọc thân từ trên xuống, không cắt
các mảnh vỏ lột mà để một thời gian cho vỏ khô tự bong ra.
Hình 9. Cây ở triển lãm Noelanders Trophy lần thứ 7, 1/2006, tại Bỉ
3.3. Lột kiểu điểm xuyết theo mảng nhỏ
Kiểu lột này là tổ hợp từ những phần bóc tách cục bộ, hình dáng thân cây sau khi lột chỗ bong chỗ dính, loang lổ, thành đốm, lộ ra đặc trưng già nua (hình 3).
- Nguyên tắc
+ Các mảng vỏ lột có kích thước, hình dạng khác nhau
+ Diện tích lột vỏ không vượt quá 1/5 tổng diện tích vỏ thân
- Các bước thực hiện
+ Xác định những vị trí lột vỏ
+ Vẽ các hình muốn lột (mảng dọc, mảng ngang kích thước khác nhau)
+ Dùng dao rạch và bóc các phần vỏ theo hình vẽ.
+ Tạo mầu cho thân gỗ: Sau lột vỏ dùng axit chanh hoặc nước axit cho vào bình ắc quy pha loãng quét vào vết lột, làm cho thân gỗ biến sang màu trắng tạo vẻ già cỗi. Dùng giấy giáp đánh phần gỗ trong vết lột vỏ làm cho vết lột thêm bóng tạo sự trơ lỳ cho thân gỗ.
+ Chăm sóc sau lột vỏ
Hình 11 là tác phẩm hoàn chỉnh trong đó có sử dụng kỹ thuật lột vỏ.
Hình 10. Lột kiểu điểm xuyết theo mảng nhỏ
Hình 11. Cây ở triển lãm Noelanders Trophy lần thứ 7, 1/2006, tại Bỉ
4.
Phương pháp đục lỗ
Thông qua việc tiến hành đục lỗ, điêu khắc cục bộ với cây cảnh, khiến nó hình thành những hốc, những vết sẹo, rãnh, máng tạo thành hình dáng bề ngoài cổ kính, già nua (hình 12)
Phương pháp này tiến hành vào thời kỳ cây tiến hành dư ng phôi tránh gây tổn thương quá nặng cho cây khi đục lỗ chế tác phải dựa vào đặc điểm mục nát của thân cây, thuận theo tự nhiên rồi kết hợp với ý đồ của chúng ta mà chạm thêm lỗ để đạt tới yêu cầu thẩm mỹ và bỏ đảm sự phát triển bình thường của cây.
Hình 12. Phương pháp đục lỗ
Hình 13. Tạo lỗ trên cây
Hình 13. Cây táo gai này được cắt sao cho phẳng lì với thân cây và tạo thành một lỗ nông, cách làm này thích hợp đối với những loài cây lá rộng. Tuy nhiên, vết thương/sẹo gây ra sẽ không thể liền lại trong ít nhất là từ 5 đến 10 năm, hoặc có thể lâu hơn. Thậm chí khi đã liền lại rồi, cây vẫn còn cần thêm khoảng vài năm nữa để phát triển lớp vỏ bao bọc xung quanh.
Thay vì cứ để vết thương nhô ra (ngay phía
trước mặt cây), người ta tạo nó thành một cái lỗ . Vết thương sẽ tạo thành một
vết gỗ chết khá đẹp.
Hình 14 là tác phẩm hoàn chỉnh trong đó có sử
dụng đục lỗ trên thân.
Hình 14. Cây ở triển lãm Noelanders Trophy lần thứ 7, 1/2006, tại Bỉ
5. Tạo sẹo trên cây
Thân chính của cây được nuôi dưỡng nhân tạo
thường cho người ta cảm giác trơn nhẵn, phẳng phiu, non mềm. Do đó có thể sử
dụng kỹ thuật băm, chém, đập hoặc đóng đinh để khắc họa rễ nét cổ kính của thân.
Khi thao tác tạo sẹo không nên sử dụng công cụ quá to và lực quá mạnh so với thân cây để tránh gây ảnh hưởng xấu tới cây.
Hình 15. Vị trí tác động khi tạo sẹo
Không sử dụng dao quá sắc để băm tạo sẹo,
không chém lặp lại theo một kiểu, vết dao cũng không được quá nhiều, mật độ vết
sẹo nên ở lưng thưa, bụng dày hình 14.Hình 15. Một cây cảnh sau khi được khắc
uốn tạo sẹo.
Hình 16: Cây dáng huyền tạo được nhờ các kỹ thuật tổng hợp
Tags: Kỹ thuật lão hóa cây cảnh, Trình bày biện pháp kỹ thuật lão hóa cho cây cảnh, Kỹ thuật cắt giật cây cảnh, Trình bày kỹ thuật lão hóa cây cảnh, Cách tạo u cục cho cây cảnh, Kỹ thuật lão hóa bonsai, Cách làm gốc cây phình to