Dùng thuốc nào trị bọ trĩ trên cây mai vàng hiệu quả nhất, có cách nào diệt  bọ trĩ mà không cần dùng thuốc không? Có thể sử dụng dụng thuốc trị bọ trĩ sinh học cho cây mai vàng không. Đây là những câu hỏi mà bạn đọc rất quan tâm trong thời gian qua. 

Để đáp ứng nhu cầu giải đáp cho các bạn. Hôm nay hoamaixunau sẽ chia sẽ đến các bạn cách dùng thuốc trị bọ trị sao cho hiệu quả.

Thuốc chuyên trị bọ trĩ trên cây mai vàng
Bọ trĩ gây hai trên cây mai vàng

Thực ra thuốc chuyên trị bọ trĩ trên mai vàng có rất nhiều loại, các bạn chỉ cần search trên google là hàng triệu kết quả cho các bạn tìm kiếm. Và nếu các bạn ra tiệm thuốc BVTV để mua loại loại thuốc trị bọ trĩ mà các bạn tìm được không may không có loại thuốc đó thì các bạn làm cách nào?

Cái chúng ta quan tâm duy nhất là hoạt chất chính trong mỗi loại thuốc. Nghĩa là để diệt được loại bọ trĩ nói riêng và các loài côn trùng chích hút nói chung cho cây mai, chỉ cần loại hoạt chất này là xong. Có hàng tá các loại thuốc trị bọ trĩ cho cây mai vàng tuy khác về tên thương mại, nhãn hiệu nhưng cùng một hoạt chất, cùng một hàm lượng đưa vào.

Mình lấy ví dụ để trị bọ trĩ chúng ta có một hoạt chất gọi là Imidacloprid, trên thị trường có các loại thuốc chứa hoạt chất Imidacloprid như: Conphai 10WP, Midan 10WP, Zobin 90WP, Imitox 20SL, Classico 480EC, Anvado 100WP, Confidor , Admide, Amitox, Amico Canon , Jiami,…)

Hoạt chất này có tác dụng gì?

Hoạt chất imidacloprid là thuốc trừ sâu phổ rộng, có tác dụng lưu dẫn và hoạt động như một chất độc thần kinh của côn trùng. Nó thuộc nhóm hóa chất neonicotinoids. Từ neonicotinoids có thể nghe quen thuộc với bạn vì có chứa từ "nicotine". Điều này có nghĩa là hoạt chất này được tạo ra để bắt chước các đặc tính của nicotine, một chất độc thần kinh được tìm thấy trong thuốc lá.

Chúng tác dụng ra sao trên côn trùng?

Imidacloprid được thiết kế để bắt chước tác dụng của nicotine, thường thấy trong thuốc lá. Cách thức hoạt động của nó là truyền các kích thích để phá vỡ và ức chế hệ thần kinh của côn trùng khi côn trùng ăn hoặc hấp thụ chất độc vào cơ thể chúng.

Nói cách khác, hoạt chất này ức chế hệ thần kinh của côn trùng mạnh hơn so với động vật có vú. Đó là lý do vì sao hoạt chất này không gây hại nhiều cho động vật và con người. Kết quả của sự ức chế này, côn trùng bắt đầu tích tụ acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, dẫn đến côn trùng bị tê liệt và chết.

Hoạt chất Imidacloprid có cách thức hoạt động kép, có nghĩa là nó ảnh hưởng đến côn trùng khi tiếp xúc và nuốt phải. Sau khi sử dụng, một khi côn trùng đã tiếp xúc với hoạt chất này, hoạt động kiếm ăn của chúng sẽ dừng lại trong vòng vài phút đến vài giờ và chết trong vòng 1 đến 2 ngày, nhưng có thể mất đến 7 ngày tùy thuộc vào nồng độ và loại côn trùng cần tiêu diệt.

Vì vậy khi hết loại thuốc đó các bạn có thể chọn một loại thuốc chuyên trị bọ trĩ trên cây mai vàng khác có cùng hoạt chất đó. (Mỗi sản phẩm có thể khác nhau về phụ gia, nhưng hoạt chất vẫn giống nhau).

Trên thực tế có rất nhiều hoạt chất để làm thuốc chuyên trị bọ trĩ trên cây mai vàng như:

  • Hoạt chất Fipronil (Một số sản phẩm như Regent, Delta Gold 60EC).
  • Hoạt chất Abamectin ( Một số sản phẩm như Miktin 3.6EC, Reasgant 3.6ec).
  • Hoạt chất Spinetoram (Sản phẩm Radiant 60SC).
  • Hoạt chất Deltamethrin (Sản phẩm Delta Gold 60EC)

Trong quá trình các bạn sử dụng thuốc chuyên trị bọ trĩ trên cây mai vàng vì bọ trĩ có tính kháng thuốc cho nên các bạn sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau của các hoạt chất khác nhau ở trên, tức là sử dụng hoạt chất khác nhau mỗi lần sử dụng.

Để dễ dàng hơn cho các bạn, mình gợi ý các loại thuốc chuyên trị bọ trĩ trên cây mai vàng thường sử dụng cho cây mai vàng sau:

+ Thuốc trị bọ trĩ cho cây mai vàng:  Radiant 60SC chứa hoạt chất Spinetoram

+ Thuốc trị bọ trĩ cho cây mai vàng:  Regent 800WG (0.8g) chứa oạt chất Fipronil

+ Thuốc trị bọ trĩ cho cây mai vàng:  Confidor 100SL chứa hoạt chất Imidacloprid

Các bạn sử dụng luân phiên các loại thuốc này , nếu mật độ bọ trĩ nhiều các bạn phun liên tiếp  2 – 3 ngày đầu, sau đó nghỉ và phun lại, thời gian 7-10 ngày các bạn phun một lần. Trong quá trình sử dụng lưu ý trang bị bảo hộ cho cơ thể. Thời gian phun bọ trĩ thích hợp nhất là từ 5 – 6 sáng, hoặc 5 – 6 giờ chiều.

Cách diệt bọ trĩ trên cây mai vàng mà không cần dùng thuốc:

Cách trị bọ trĩ này thực ra thời gian chuẩn bị công phu ít ai sử dụng, nhưng mình sẽ chia sẽ đến bạn:

Sử dụng tỏi, ớt gừng để làm dung dịch trừ bọ trĩ sinh học

Ớt, tỏi, gừng…thường chứa hàm lượng acid lớn, sẽ gây tác động mạnh đến các bộ phận và giết chết bọ trĩ. Để làm dung dịch này, các bạn cần băm nhuyễn ớt, tỏi, gừng theo tỷ lệ 1: 1: 1, sau đó thêm khoảng 3 lít rượu vào hỗn hợp và để ngâm trong khoảng 15 ngày. (Thời gian bảo quản có thể lên đến 4 – 5 tháng)

Khi phun, các bạn hòa dung dịch đã ngâm với nước theo tỷ lệ 200 ml tỏi, gừng,  ớt với 12 lít nước và phun đều lên cây.

Hy vọng với những kiến thức trên, các bạn sẽ chọn được một loại thuốc chuyên trị bọ trĩ cho cây mai vàng tốt nhất cho mình. Bọ trĩ là một loại côn trùng xuất hiện sau mỗi đợt ra lá non trên cây mai vàng vì vậy trước mỗi đợt lá non các bạn phải xịt thuốc để bảo vệ bộ lá non cho cây mai.

Hoa Mai Tết Bình Định

Cùng chuyên mục:

Tags: Thuốc chuyên trị bọ trĩ cho cây mai vàng, thuốc đặc trị bọ trĩ cho cây mai vàng, thuốc bọ trĩ cho cây mai, cách phun thuốc diệt bọ trĩ cho cây mai, thuốc trị bọ trĩ và nhện đỏ cho cây mai vàng, Diệt bọ trĩ không dùng thuốc cho cây mai vàng