Download Sách hướng dẫn trồng mai - Giáo trình nghề Bộ NN & PTNT Tải về

Chăm sóc mai sau tết như thế nào cho hiệu quả?

Vui lòng đợi 0 giây...
Cuộn xuống dưới và click vào Go to Link để đến trang đích
Chúc mừng! Liên kết được tạo

Giai đoạn sau ra hoa cây mai bị mất đi lượng dinh dưỡng rất lớn vì trước đó đã dồn cho việc ra hoa, nên cần ổn định lại bộ rễ, cung cấp và bổ sung nguồn dinh dưỡng mới kịp thời giúp cho cây tái tạo nhựa trong thân, phát triển mầm đọt, tạo tàn lá mới.

Việc xử lý, phục hồi cây làm càng sớm càng tốt. Chỉ nên chơi hoa muộn nhất đến 15 tháng Giêng.

Các bước cơ bản cần xử lý phục hồi như sau: 

1. Nếu cây để trong nhà cần sớm đưa ra ngoài nắng nhẹ, để cây nhanh làm quen dần, thích nghi với môi trường thích hợp.

2. Ngắt bỏ hoa, nụ còn xót lại trên cây. Có thể cân nhắc việc cắt, thu bớt cành, tỉa lại bộ rễ, thay chất trồng (nếu bầu rễ kém, bí bầu, nghẹt rễ, thoát nước kém...). 

Cách chăm sóc mai sau tết 2024
Chăm sóc mai sau tết tại vườn mai cảnh Văn Cư

Chú ý nên xử lý trừ nấm, bệnh bằng cách phun toàn thân, hoặc quét trừ nấm nếu cây có biểu hiện bị nấm nặng ( pha đúng nồng độ được khuyến cáo, tránh bị nóng cây dễ gây tụt nhựa, bỏ cành...) 

3. Khi hoàn tất các bước bấm thu cành, vệ sinh trừ nấm, để cây ở nơi thoáng mát, có nắng nhẹ. Tiến hành tưới kích rễ 2 3 lần ( 5-7 ngày 1 lần) giúp cây sớm bình phục, ổn định lại bộ rễ, phía trên có thể kết hợp phun kích chồi 1 2 lần. khi cây bật mầm, bung đọt mới tiến hành kết hợp duy trì kích rễ. 

Khi cây ra đọt mới, bộ rễ sẽ chưa được mạnh để cung cấp dinh dưỡng nuôi thân và mầm đọt, nên cần sử dụng phân bón NPK 30-10-10 nhằm kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây để tái tạo, ổn định bộ lá nhanh khỏe, xanh, đọt mập. 

Có thể dùng NPK tưới, rải gốc, nhưng cần dùng liều rất nhẹ, tránh gây ngộ độc, làm hỏng rễ. Thời điểm này an toàn nhất là dùng dòng phân NPK phun lá 7 ngày 1 lần. Giúp cây hấp thụ nhanh, mạnh và an toàn cho cây. duy trình trong tháng 1 và tháng 2.

4. Giai đoạn đến cuối tháng 2, cây bắt đầu ổn định dần vẫn duy trì phân bón lá (tùy tình trạng cây để có thể giảm dần, kéo dãn khoảng cách các lần phun), Có thể kết hợp được 1 số loại hữu cơ (phân bò, phân dơi,...), hoặc NPK bón gốc. 

Vẫn nên dùy trì kích rễ 1-2 lần trong 1 tháng với liều rất loãng, nhẹ ( có thể dùng nhẹ hơn 1,5 -2 lần so với khuyến cáo) việc làm này sẽ giúp cây vẫn phát triển, ổn định bộ rễ, tăng khả năng hấp thụ nước, dinh dưỡng.

5. Tháng 3-4-5 khi này cây đã có bộ lá tương đối bắt đầu thực sự đi vào ổn định, duy trì quá trình hồi phục, phát triển, tích lũy nhựa. AE bắt đầu có thể bấm đọt, chăm sóc, định hình dần bộ tán cho mùa mới. Đến giai đoạn này tùy từng giống, cách chăm sóc của ae để tiến hành tiếp tạo đà cho tháng 6-7-8-9.

MỘT SỐ CHÚ Ý: 

1. Nếu khi chơi hoa xong cây đã ra lá nhiều, thì ae có thể cân nhắc việc bấm tỉa cành, nhưng nếu ae mới chơi thì AN TOÀN NHẤT LÀ CỨ ĐỂ NGUYÊN BỘ TÀN, VÀ CHĂM SÓC NHƯ CÁC BƯỚC TRÊN. AE chú ý vẫn cần phải kiểm tra bầu, bộ rễ xem có ổn không.

2. Trong suốt quá trình chăm sóc đặc biệt theo dõi tình trạng SÂU, BỌ TRĨ, nhện,nấm bệnh.... CHÚ Ý PHUN PHÒNG MỚI ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO NHẤT.

Bài chia sẻ chưa thể nói hết các trường hợp, các vấn đề cần xử lý. Có thể có những ý kiến chưa đúng, chưa phù hợp với từng loại Mai Vàng, từng vùng miền. Mong ae trao đổi, chia sẻ ý kiến trên tinh thần xây dựng .


Bình luận

Bình luận theo nguyên tắc cộng đồng trên diễn đàn Hoamaixunau!
Oops!
Có vẻ như đã xảy ra sự cố với kết nối internet của bạn. Vui lòng kết nối với internet và bắt đầu duyệt lại.
AdBlock Detected!
Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng plugin chặn quảng cáo trong trình duyệt của mình.
Hãy xem xét hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa ứng dụng chặn quảng cáo của bạn, nó giúp chúng tôi trong việc phát triển Trang web này. Cảm ơn!
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.
Tắt Quảng Cáo [X]