Download Sách hướng dẫn trồng mai - Giáo trình nghề Bộ NN & PTNT Tải về

Cách trồng và phục hồi cây mai bị suy

Vui lòng đợi 0 giây...
Cuộn xuống dưới và click vào Go to Link để đến trang đích
Chúc mừng! Liên kết được tạo

Cây mai khi bị suy yếu thường có bộ lá vàng nhạt biểu hiện yếu, phát bệnh lá, đứng cây, không ra đọt hoặc đọt ra lá me. Một số biểu hiện cây mai bị suy yếu khác như đen đọt, lá non ra bị quăn, sun, giống biểu hiện bị trĩ, trên lá lộ rõ các gân lá màu xanh, phiến lá bị cong lên, kích thước không phát triển, cây không đâm chồi mới trong thời gian dài cũng được ghi nhận gần đây.

cây mai bị suy
Cách trồng và phục hồi cây mai bị suy

Nếu nhổ rễ lên kiểm tra sẽ thấy rễ đen nhiều, thối hoặc khô rễ, không có rễ tơ xuất hiện. Cành cây bị hư hại, khô, tụt nhựa, dẫn đến tình trạng chết cây. Thân cây cằn cỗi, cành khô già và lá nhỏ, xấu. Nếu không được xử lý kịp thời, cây sẽ được chuyển sang nấu bánh tét.

Bước xử lý và phục hồi cây mai bị suy:

1. Quan sát cây, nếu cây không phát triển có các biểu hiện suy, kiểm tra rễ, cần nhổ lên, xả đất, và xử lý rễ trước tiên. Cắt bỏ toàn bộ rễ thối hỏng, bấm gọt ngọt, tránh dập, thu côn tàn, cành đến phần xanh tươi, bôi keo liền da mỹ tiến ở đầu cành, không bôi đầu rễ.

2. Xử lý ra rễ mới bằng thuốc kích rễ cho cây mai bị suy: để trong mát 1- 2 hôm cho ráo nước ( thời gian để mát tùy tình trạng phôi, Việc này giúp khi ngâm kích rễ sẽ hút mạnh hơn), sau đó ngâm kích rễ trong khoảng 12 - 24h. Có thể bôi thêm thuốc liều đậm đặc vào đầu rễ và thân rễ (ví dụ: pha tỷ lệ 1 thuốc : 3 nước, tỷ lệ này tùy từng loại kích rễ, rất hiếm loại kre dùng để ngâm có hướng dẫn pha liều đậm đặc, cái này do ae trải nghiệm và tự chia sẻ cho nhau.

Nên cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ về việc bôi liều đậm đặc phòng trường hợp cây mai bị suy bị sốc và hỏng rễ. Sau ủ có thể trồng luôn, hoặc trùm kín nilon đến khi kéo nhựa đầu rễ, che lưới đen để tróng mát. (Giá thể trồng tùy từng vùng cho hợp lý: trấu xơ dừa, cát, đất pha cát). Cần đảm bảo bầu thông thoáng, thoát nước tốt, không úng, dư giữ nước. Tưới và phun kích rễ lên thân định kỳ 1 tuần 1 lần

3. Sau 1 - 2 tháng cây sẽ bật chồi mới, thường đâm đọt lần 2 là rễ đã ra, Khi này tuyệt đối không dùng phân bón gốc (dễ gây cháy rễ, tụt rễ, thối hỏng). Ưu tiên bổ sung phân bón lá, phun NPK 30 - 10 - 10 + TE giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây qua lá, không ảnh hưởng bộ rễ non. (CHÚ Ý: Vẫn duy trì tưới kích rễ theo định kỳ, không lo bị sốc ngộc độc kích rễ trong thời gian dài 3-4 tháng ).

4. Khi rễ và lá ổn định (tùy cây, khoảng 6 tháng đến 1 năm), chúng ta có thể thay, bổ sung chất trồng và bổ sung dinh dưỡng qua đất và tiếp tục chăm sóc cây mai bị suy như bình thường.

Đối với cây mai rừng quy trình xử lý cây mai bị suy cũng tương tự như trên, tuy nhiên các bạn cần chú ý mai rừng ngâm lâu hơn (24-48h) và nên trồng trong cát sạch 100% (cát vàng, cát xây), sau trồng 1-2 tháng nên bới nhẹ kiểm tra tình trạng kéo nhựa, ra rễ ở các đầu rễ. Sau đó chăm sóc như hướng dẫn ở trên.


Bình luận

Bình luận theo nguyên tắc cộng đồng trên diễn đàn Hoamaixunau!
Oops!
Có vẻ như đã xảy ra sự cố với kết nối internet của bạn. Vui lòng kết nối với internet và bắt đầu duyệt lại.
AdBlock Detected!
Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng plugin chặn quảng cáo trong trình duyệt của mình.
Hãy xem xét hỗ trợ chúng tôi bằng cách vô hiệu hóa ứng dụng chặn quảng cáo của bạn, nó giúp chúng tôi trong việc phát triển Trang web này. Cảm ơn!
Site is Blocked
Sorry! This site is not available in your country.
Tắt Quảng Cáo [X]