Rốn lũ Đà Nẵng lại ngập gần một mét
Sau một ngày nước rút, sáng nay lũ lại dâng cao gần một mét khiến hàng nghìn người dân phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu phải di dời.
Sáng 17/10, sau trận mưa lớn kéo dài suốt 4 giờ, người dân sống trong các ngõ 127, 161 Mẹ Suốt; 138 đường Hoàng Văn Thái, thuộc khối phố Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu... lại lội nước di chuyển xe máy, tài sản đến các khu vực cao ráo lánh tạm.
Khu phố Đà Sơn từng phải di dời gần 5.000 dân trong tối 13/10, khi mưa xối xả, nước dâng cao 1,5 m, do ảnh hưởng của không khí lạnh và dải hội tụ nhiệt đới. Đến sáng qua, nước đã rút hết, người dân trở lại nhà.
Sáng 17/10, sau trận mưa lớn kéo dài suốt 4 giờ, người dân sống trong các ngõ 127, 161 Mẹ Suốt; 138 đường Hoàng Văn Thái, thuộc khối phố Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu... lại lội nước di chuyển xe máy, tài sản đến các khu vực cao ráo lánh tạm.
Khu phố Đà Sơn từng phải di dời gần 5.000 dân trong tối 13/10, khi mưa xối xả, nước dâng cao 1,5 m, do ảnh hưởng của không khí lạnh và dải hội tụ nhiệt đới. Đến sáng qua, nước đã rút hết, người dân trở lại nhà.
Ông Bùi Trung Khánh, Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, cho biết trong sáng nay chính quyền, công an phường và cảnh sát cơ động thành phố đã sơ tán hơn 1.000 người dân khỏi vùng ngập.
"Người dân sơ tán tại chỗ, di chuyển đến các nhà kiên cố, cao ráo để đảm bảo an toàn. 22 người được đưa về các trụ sở của phường và được cung cấp lương thực đầy đủ", ông Khánh nói.
Ông Bùi Trung Khánh, Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, cho biết trong sáng nay chính quyền, công an phường và cảnh sát cơ động thành phố đã sơ tán hơn 1.000 người dân khỏi vùng ngập.
"Người dân sơ tán tại chỗ, di chuyển đến các nhà kiên cố, cao ráo để đảm bảo an toàn. 22 người được đưa về các trụ sở của phường và được cung cấp lương thực đầy đủ", ông Khánh nói.
Ông Nguyễn Văn Minh, 50 tuổi và vợ Trần Thị Hiền, 45 tuổi, quê Thanh Hóa, ngồi trên chiếc giường trong phòng trọ, xung quanh nước lũ bủa vây. Tài sản trong phòng đều sũng nước, ông bà chỉ còn vài cái bát để ăn mì tôm. "Sáng hôm qua nước rút, người dân lo dọn bùn non, kê đồ đạc xuống. Khoảng 3h sáng nay mưa lớn, nước lại tràn vào", ông Minh nói.
"Mấy năm trước, ông Minh vào Bình Dương làm công nhân nhưng do dịch Covid-19 đành về quê. Từ đầu năm đến nay, ông vào Đà Nẵng làm phụ hồ, còn vợ đi bán bún thuê. "Tôi không ngờ Đà Nẵng cũng ngập lụt như thế này", ông Minh nói thêm.
Ông Nguyễn Văn Minh, 50 tuổi và vợ Trần Thị Hiền, 45 tuổi, quê Thanh Hóa, ngồi trên chiếc giường trong phòng trọ, xung quanh nước lũ bủa vây. Tài sản trong phòng đều sũng nước, ông bà chỉ còn vài cái bát để ăn mì tôm. "Sáng hôm qua nước rút, người dân lo dọn bùn non, kê đồ đạc xuống. Khoảng 3h sáng nay mưa lớn, nước lại tràn vào", ông Minh nói.
"Mấy năm trước, ông Minh vào Bình Dương làm công nhân nhưng do dịch Covid-19 đành về quê. Từ đầu năm đến nay, ông vào Đà Nẵng làm phụ hồ, còn vợ đi bán bún thuê. "Tôi không ngờ Đà Nẵng cũng ngập lụt như thế này", ông Minh nói thêm.
Nhiều nhà dân chưa kịp dọn dẹp lớp bùn non bám trên bàn ghế trong trận lũ ngày 13/10, nay lại đối phó với đợt lũ mới. "Sáng nay, công an phường vào hỗ trợ kê xe máy lên cao, chứ nhà toàn phụ nữ, không biết xoay xở thế nào", bà Lê Thị Phượng nói.
Nhiều nhà dân chưa kịp dọn dẹp lớp bùn non bám trên bàn ghế trong trận lũ ngày 13/10, nay lại đối phó với đợt lũ mới. "Sáng nay, công an phường vào hỗ trợ kê xe máy lên cao, chứ nhà toàn phụ nữ, không biết xoay xở thế nào", bà Lê Thị Phượng nói.
Dù nước tràn vào nhà gần nửa mét, một hộ dân vẫn không sơ tán. "Tôi ở nhà nấu cơm vì vẫn còn điện", bà giải thích. Hộ dân này từng xảy ra sự cố rò rỉ điện khi công an phường vào cứu hộ.
Dù nước tràn vào nhà gần nửa mét, một hộ dân vẫn không sơ tán. "Tôi ở nhà nấu cơm vì vẫn còn điện", bà giải thích. Hộ dân này từng xảy ra sự cố rò rỉ điện khi công an phường vào cứu hộ.
Sau hơn 10 phút thuyết phục, công an phường Hòa Khánh Nam đã cõng hai bà cháu ra khỏi khu vực ngập. "Trận lụt đêm 13/10, hộ này bị kẹt, kêu cứu, nên hôm nay chúng tôi kiên quyết di dời tập trung về trụ sở công an để đảm bảo an toàn", một chiến sĩ nói.
Sau hơn 10 phút thuyết phục, công an phường Hòa Khánh Nam đã cõng hai bà cháu ra khỏi khu vực ngập. "Trận lụt đêm 13/10, hộ này bị kẹt, kêu cứu, nên hôm nay chúng tôi kiên quyết di dời tập trung về trụ sở công an để đảm bảo an toàn", một chiến sĩ nói.
Bà Lê Thị Thu Thúy, 62 tuổi, ngồi trong nhà cùng xóm, ngóng nước rút. "Tôi mới về nhà chiều qua, dọn dẹp chưa xong thì sáng nay lũ lại lên, đành nhờ các chú công an dắt 4 người lớn và 5 đứa cháu nhỏ ra ngoài lánh tạm", bà Thúy nói.
Rạng sáng 14/10, 12 người trong gia đình bà Thúy bị mắc kẹt trong nhà ở kiệt 161 Mẹ Suốt, nước ngập 2,2 m. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Liên Chiểu đã ứng cứu kịp thời.
Bà Lê Thị Thu Thúy, 62 tuổi, ngồi trong nhà cùng xóm, ngóng nước rút. "Tôi mới về nhà chiều qua, dọn dẹp chưa xong thì sáng nay lũ lại lên, đành nhờ các chú công an dắt 4 người lớn và 5 đứa cháu nhỏ ra ngoài lánh tạm", bà Thúy nói.
Rạng sáng 14/10, 12 người trong gia đình bà Thúy bị mắc kẹt trong nhà ở kiệt 161 Mẹ Suốt, nước ngập 2,2 m. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Liên Chiểu đã ứng cứu kịp thời.
Chiếc ghế phòng khách trôi dạt giữa kiệt ngập nước. Tiếp giáp với dải đồi núi phía tây thành phố, khu phố Đà Sơn trũng thấp, chỉ có một kênh thoát nước và đang có quy hoạch ga đường sắt treo gần 20 năm nên không được đầu tư hạ tầng thoát nước. Mỗi đợt mưa lớn, nơi này lại ngập sâu.
Chiếc ghế phòng khách trôi dạt giữa kiệt ngập nước. Tiếp giáp với dải đồi núi phía tây thành phố, khu phố Đà Sơn trũng thấp, chỉ có một kênh thoát nước và đang có quy hoạch ga đường sắt treo gần 20 năm nên không được đầu tư hạ tầng thoát nước. Mỗi đợt mưa lớn, nơi này lại ngập sâu.
Nhiều hộ dân để mặc xe máy giữa dòng nước lũ. Nhiều ngày ngâm nước, các phương tiện đã hư hỏng.
Nhiều hộ dân để mặc xe máy giữa dòng nước lũ. Nhiều ngày ngâm nước, các phương tiện đã hư hỏng.
Sáng nay, công an phường Hòa Khánh Nam đã phát cháo cho người dân trong vùng lũ.
Trung tá Phan Văn Trãi, Trưởng Công an phường Hòa Khánh Nam, cho biết khu vực ngập nặng nhất là kiệt 161 Mẹ Suốt, với điểm sâu nhất 1,5 m. Công an đã bố trí xuồng phao, dây thừng dọc tuyến kiệt này để cho người dân di tản.
"Rút kinh nghiệm năm trước và đợt lụt vừa qua, chúng tôi đã chủ động sơ tán người dân để đảm bảo an toàn", trung tá Trãi nói.
Sáng nay, công an phường Hòa Khánh Nam đã phát cháo cho người dân trong vùng lũ.
Trung tá Phan Văn Trãi, Trưởng Công an phường Hòa Khánh Nam, cho biết khu vực ngập nặng nhất là kiệt 161 Mẹ Suốt, với điểm sâu nhất 1,5 m. Công an đã bố trí xuồng phao, dây thừng dọc tuyến kiệt này để cho người dân di tản.
"Rút kinh nghiệm năm trước và đợt lụt vừa qua, chúng tôi đã chủ động sơ tán người dân để đảm bảo an toàn", trung tá Trãi nói.
Một số sinh viên thuê trọ nơi cao ráo, muốn ở lại phòng, được công an phường hỗ trợ kê cao các vật dụng cần thiết. Sáng nay, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố quyết định cho hơn 290.000 học sinh các cấp nghỉ học.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, Đà Nẵng tiếp tục mưa to. Dự báo từ sáng 17 đến ngày 18/10, thành phố mưa 100-200 mm, có nơi trên 250 mm.
Một số sinh viên thuê trọ nơi cao ráo, muốn ở lại phòng, được công an phường hỗ trợ kê cao các vật dụng cần thiết. Sáng nay, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố quyết định cho hơn 290.000 học sinh các cấp nghỉ học.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, Đà Nẵng tiếp tục mưa to. Dự báo từ sáng 17 đến ngày 18/10, thành phố mưa 100-200 mm, có nơi trên 250 mm.